Sau trận chung kết AFF Cup 2018 với ĐT Việt Nam, ĐT Malaysia thi đấu 7 trận (gồm cả các trận giao hữu), thắng 5, thua 2 và ghi 24 bàn thắng. Malaysia chỉ chịu thua 2 đối thủ rất mạnh là UAE và Jordan.
Trong những trận đấu đó Malaysia chơi cực hay và khiến đối thủ được đánh giá mạnh hơn gặp nhiều vất vả. Thậm chí họ còn ghi bàn trước vào lưới đội khách UAE, mạnh nhất bảng G. Trước khi sang Hà Nội, các cầu thủ Malaysia đã trút cơn mưa 6 bàn thắng vào lưới Sri Lanka trong trận giao hữu hôm 5-10.
Làm mới “Cheng Hoe-ball"
Đến giờ đội tuyển Malaysia được vận hành theo triết lý "cầm bóng và kiểm soát trận đấu" mà cổ động viên của họ vẫn tự hào gọi bằng cái tên "Cheng Hoe-ball". Trong 3 lần đối đầu với Việt Nam gần đây, ĐT Malaysia để 2 thua và 1 hòa, bị thủng lưới 5 bàn dù thời gian cầm bóng đều vượt trội.
Các bàn thua đều do các cầu thủ Việt Nam khoét cánh, HLV Tan Chang Hoe đã nhận ra lỗ hổng nơi hàng phòng ngự của ông chính là ở hai hậu vệ cánh. Đặc biệt là vị trí của Syahmi Safari – đã bị Văn Đức khai thác liên tục.
Brendan Gan - Người “truyền lửa” của triết lý "Cheng Hoe-ball". Ảnh TTXVN
|
Vẫn trung thành với sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1, và khi cần chiến thắng thì chuyển thành 4-1-3-2 nhưng nhân sự thì đã có sự thay đổi. Trong danh sách 23 cái tên sang Việt Nam lần này, ông Tan chỉ giữ lại nửa đội hình từng dự AFF Cup 2018.
Đáng chú ý là sự xuất hiện của các cầu thủ nhập tịch như hậu vệ phải Matthew Davies (24 tuổi, gốc Úc), hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong (28 tuổi, gốc Anh) và tiền vệ Brendan Gan (31 tuổi, gốc Úc).
Đây đều là những nhân tố quan trọng trong bước tiến mạnh mẽ của Malaysia thời gian qua. Miếng đánh chủ đạo của Malaysia vẫn là ở hai cánh, nơi Malaysia có hai cầu thủ giàu tốc độ là Mohamadou Sumareh (phải) và Safawi Rasid (trái).
Tuy nhiên, trấn giữa 2 biên của Malaysia bây giờ là 2 cầu thủ nhập tịch Matthew Davies (phải) và La'Vere Corbin-Ong (trái). So với bộ đôi Syahmi Safari và Amrul Azhan hồi AFF Cup 2018, thì Davies và Corbin-Ong công thủ toàn diện, có thể lực dồi dào và tranh chấp tốt hơn.
Hoa nở muộn
Đá cặp tiền vệ trung tâm là Davies (15) và Nor Azam Azih (8), điều khá đặc biệt là Davies chơi bóng ở Malaysia từ năm 2012 nhưng mãi gần đây mới lọt vào mắt ông Tan. Cầu thủ của Perak nay đã 31 tuổi, chiều cao cũng chỉ 1,78m không quá nổi trội so với đồng đội.
Nhưng với sự xuất hiện của Brendan Gan - người nổi bật với sức mạnh, khả năng di chuyển khôn ngoan và có nhãn quan chiến thuật rất tốt tuyến giữa Malaysia cầm bóng tốt hơn. Brendan Gan là cầu thủ con thoi trong việc chuyển hóa sơ đồ 4-2-3-1 thành 4-1-3-2, làm nhiệm vụ chống phản công. Ngay trong trận thua 1-2 trước UAE thì Brendan Gan vẫn là người “truyền lửa” kiên nhẫn trên sân.
“Ván cờ” lần thứ 4 giữa 2 ông thầy trở nên hay hơn, bởi cả 2 đều làm mới lối chơi lẫn nhân sự. Ảnh TN
|
Trong 3 trận gần đây, dù gặp các đối thủ khó chơi nhưng triết lý "Cheng Hoe-ball" vẫn được các cầu thủ Malaysia áp dụng khá tốt. Trong trận đấu với Sri Lanka Nor Azam Azih (8) chấn thương thì Brendan Gan đá cặp với Akram Mahinan (12) vẫn rất ổn.
Dường như để đối phó với lối đá 3 hậu vệ của chủ nhà Việt Nam, nhiệm vụ của Brendan Gan là phải xẻ được nhiều được bóng sau lưng các tiền vệ.
Cầu thủ gốc Úc này có lối đá không hoa mỹ, chú trọng hiệu quả nên đã được ông Tan tín nhiệm cao. Thời ông Tan trước bất kỳ đối thủ nào, Malaysia cũng chủ động cầm bóng tấn công và gây sức ép dữ dội. Việc họ thua là do khả năng tận dụng cơ hội không tốt, lối đá thiếu đi cầu thủ gây đột biến.
Giờ đây, khi 2 tiền vệ biên được giải phóng bớt nhiệm vụ phòng ngự, Brendan Gan đang như “người không phổi” di chuyển theo trục dọc giữa sân, đảm bảo cho khi tấn công hay phòng thủ quân số Malaysia đều nhiều hơn đối phương.
“Ván cờ” lần thứ 4 giữa 2 ông thầy trở nên hay hơn, bởi cả 2 đều làm mới lối chơi lẫn nhân sự. Tất nhiên, giới chuyên môn vẫn đánh giá ông Park có nhiều điểm mạnh hơn.