Nghị viện châu Âu khẩn cấp hủy bỏ họp xem xét phê chuẩn Hiệp định Đầu tư EU-Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 22/3, EU đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc về vấn đề Tân Cương; Trung Quốc nhanh chóng đáp trả trừng phạt 10 nghị sĩ và học giả và 4 thực thể châu Âu.
Ngày 23/3, Nghị viện châu Âu đã khẩn cấp hủy bỏ phiên họp dự định thẩm định phê chuẩn Hiệp định Đầu tư toàn diện EU-Trung Quốc do Trung Quốc trừng phạt các nghị sĩ, nhà khoa học và tổ chức của châu Âu (Ảnh: AP).
Ngày 23/3, Nghị viện châu Âu đã khẩn cấp hủy bỏ phiên họp dự định thẩm định phê chuẩn Hiệp định Đầu tư toàn diện EU-Trung Quốc do Trung Quốc trừng phạt các nghị sĩ, nhà khoa học và tổ chức của châu Âu (Ảnh: AP).

Vào lúc tình hình căng thẳng EC – Trung Quốc leo thang, dường như có một tín hiệu mới nhất khác: Nghị viện châu Âu đã hủy khẩn cấp cuộc họp xem xét phê chuẩn “Comprehensive Agreement on Investment, CAI” (Hiệp định Toàn diện về Đầu tư) giữa Trung Quốc và châu Âu, phủ bóng đen lên việc thực hiện hiệp định này.

Kênh truyền hình Mỹ CNBC cho rằng, quan hệ căng thẳng liên tục xấu đi giữa EU và Trung Quốc có thể gây nguy hiểm cho hiệp định CAI mới đạt được qua đàm phán giữa hai bên gần đây.

Phản ứng của chính phủ Trung Quốc trả đũa sự trừng phạt của EU dẫn đến cảnh báo từ một số thành viên Nghị viện châu Âu rằng họ sẽ không thông qua CAI giữa Trung Quốc - EU đạt được hồi tháng 12 năm ngoái.

Kathleen van Brempt, một thành viên của Nghị viện châu Âu người của đảng cánh tả Đảng Xã hội Dân chủ châu Âu cho biết: “Hủy bỏ lệnh trừng phạt đối với các thành viên của Nghị viện châu Âu là điều kiện tiên quyết để chúng tôi đàm phán về hiệp định đầu tư với chính phủ Trung Quốc”.

Quyết định trừng phạt trả đũa 10 cá nhân và 2 thực thể Châu Âu của Trung Quốc đã phủ bóng mây lên Hiệp định Đầu tư toàn diện Châu Âu (Ảnh: AFP).

Quyết định trừng phạt trả đũa 10 cá nhân và 2 thực thể Châu Âu của Trung Quốc đã phủ bóng mây lên Hiệp định Đầu tư toàn diện Châu Âu (Ảnh: AFP).

Miriam Lexmann, nghị sĩ Slovakia thuộc Đảng Nhân dân châu Âu thiên hữu, viết trên mạng xã hội Twitter rằng hành động của Trung Quốc “sẽ cho thấy Trung Quốc không có ý định trở thành đối tác, mà là hành động của đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống phá hoại các giá trị và nguyên tắc cơ bản”.

Winkler Gyula, Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu, cho biết trong một email hôm 22/3 rằng “trước những diễn biến mới nhất trong quan hệ EU - Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là các lệnh trừng phạt không thể chấp nhận được (của Trung Quốc)”, Nghị viện Châu Âu đã đã quyết định hủy bỏ một cuộc họp thẩm định vốn dự kiến ​​được tổ chức vào thứ Ba 23/3 để phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Toàn diện EU – Trung Quốc”. Ông cũng cho biết trong một tweet, "EU tôn trọng các giá trị và nguyên tắc, cho dù trong phạm vi EU hay trên quy mô toàn cầu".

Trang web chính trị Politico của Mỹ vào ngày 22/3 theo giờ địa phương đã đưa tin rằng biện pháp trừng phạt gấp bội của Trung Quốc đối với EU có nghĩa là hiệp định đầu tư mang tính bước ngoặt giữa Trung Quốc và EU hiện đang bị treo bởi một sợi dây mong manh.

Tin cho biết, một số thành viên nổi tiếng của Nghị viện châu Âu cảm thấy phẫn nộ vì trở thành mục tiêu của lệnh trừng phạt của Trung Quốc và đe dọa họ sẽ không thông qua Hiệp định đầu tư Trung Quốc - EU được ký kết vào tháng 12 năm 2020. Đối với các thành viên của Nghị viện châu Âu, hành động của Trung Quốc đã phá hoại hiệp định này.

Ngày 14 /9 /2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (Ảnh: Tân Hoa xã).

Ngày 14 /9 /2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (Ảnh: Tân Hoa xã).

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 23/3, một số nhà phân tích cho rằng biện pháp trừng phạt hiếm thấy của Bắc Kinh đối với các thành viên Nghị viện châu Âu đưa ra vào thời điểm quan trọng này chẳng khác nào việc tự vác đá ghè chân mình.

Nhật báo Kinh tế Hồng Kông đưa tin, vào tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ có những nhượng bộ lớn với EU trong một số lĩnh vực then chốt vốn không thể giải quyết trong suốt thời gian dài trước đó, qua đó đạt được về nguyên tắc Hiệp định Đầu tư Toàn diện giữa Trung Quốc với EU. Động thái này được coi là một biện pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm lôi kéo các nước châu Âu phá vỡ việc chính quyền Joe Biden mới của Mỹ thành lập liên minh với các đồng minh để chống Trung Quốc.

Nhưng, Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc - EU muốn được thực hiện, cần phải được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Một số nhà phân tích cho rằng, vào thời điểm quan trọng này, quan hệ Trung Quốc - EU xấu đi, triển vọng của Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-EU đã bị mây đen bao phủ.

Theo VOA, ngay sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra biện pháp trả đũa, lãnh đạo Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các thành viên Nghị viện đã bị Trung Quốc trừng phạt, đồng thời, Nghị viện châu Âu khẩn cấp hủy phiên họp xem xét Hiệp định đầu tư Trung Quốc - EU.

Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, David Sassoli, đã đưa ra một tuyên bố trên mạng xã hội Twitter, bày tỏ “sự ủng hộ vững chắc” đối với 5 nghị sĩ bị Trung Quốc và Nhóm Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu.

Raphael Glucksmann, thành viên Nghị viện châu Âu đến từ Pháp, nằm trong danh sách trừng phạt của Trung Quốc phát biểu trên Twitter: “Tôi nằm trong danh sách trừng phạt của Trung Quốc và không thể vào Trung Quốc (kể cả gia đình tôi!), cũng không thể liên lạc với các quan chức hoặc công ty Trung Quốc. Tất cả điều này là vì tôi nói cho người Duy Ngô Nhĩ và nhân quyền. Tôi xin nói rõ: sự trừng phạt đó là huân chương vinh dự của tôi. Cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục!”.

Ngoài ra, theo VOA ngày 24/3, trong ngày 23/3, một số nước châu Âu đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan điểm phản đối các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh đối với Liên minh châu Âu.

Việc Trung Quốc công bố các biện pháp trừng phạt đối với 10 người và 4 thực thể ở châu Âu đã làm dấy lên sự bất mãn mạnh mẽ ở nhiều nước châu Âu. Các nước Đức, Pháp, Bỉ và Hà Lan đều đã triệu đại sứ Trung Quốc tới để bày tỏ sự phản đối của họ đối với các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố rằng Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Miguel Berger đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Đức Ngô Khẩn (Wu Ken) tới để "trao đổi khẩn cấp". Ông Berger đã “nêu rõ quan điểm của chính phủ Đức, tức việc Trung Quốc tiến hành trừng phạt các nghị sĩ Nghị viện châu Âu, các nhà khoa học, các tổ chức chính trị và các tổ chức phi chính phủ là thể hiện cho một sự leo thang không thích hợp và gây áp lực không cần thiết lên quan hệ EU - Trung Quốc”.

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập hôm 23/3 (Ảnh: Deutsche Welle).

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập hôm 23/3 (Ảnh: Deutsche Welle).

Vụ trưởng Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Pháp, cùng ngày đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã (Lu Shaye) tới để bày tỏ sự không hài lòng với các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc. Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, trong cuộc gặp, Lư Sa Dã "rõ ràng là bị sốc trước những đặc điểm cực kỳ bộc trực mà ông được thông báo" và cố gắng thay đổi chủ đề, thảo luận về vấn đề Đài Loan.

Bỉ cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết chính phủ Hà Lan đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan. “Vị đại sứ này đã được chính phủ Hà Lan triệu tập vì thành viên quốc hội Hà Lan Sjoerd Sjoerdsma có tên trong danh sách trừng phạt”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói, Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok sẽ phát biểu bình luận thêm về các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sau khi họp với ngoại trưởng các nước thành viên EU khác tại Brussels.

Đảng Xanh Đức đã lên án các biện pháp trừng phạt trả đũa của Trung Quốc là “cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận và tự do khoa học của châu Âu”. Lãnh đạo Đảng Xanh cho rằng hành vi của Trung Quốc đã thể hiện rõ hiện thực các hệ thống thù địch đang tranh giành quyền thống trị trên thế giới hiện nay. Ông nói, "sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc phải được mô tả là vi phạm nhân quyền và phải gây ra hậu quả cho mối quan hệ giữa EU với Trung Quốc”./.