Cụ thể, lãi suất huy động tại ngân hàng này đang áp dụng cho kỳ hạn từ 1-4 tháng là 5,3-5,5%/, lãi suất trung hạn từ 6-9 tháng đang là 6,4-6,7%/năm và dài hạn (từ 12 tháng trở lên ) là 7,2-8%/năm.
Thực tế, trước những biến động của thị trường nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động. BIDV, Vietcombank, Maritime Bank đã nâng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với biên độ dao động từ 0,2-1%. LienVietPostBank cũng nâng lãi suất huy động kỳ hạn 3-4 tháng them 0,2- 0,4% và kỳ hạn 18-36 tháng lên 0,1-0,5%.
Agribank, ABBank, STB và PVCom Bank nâng lãi suất huy động them 0,1-0,7%. Trong khi MB, VIB và SHB nâng lãi suất huy động ở một số kỳ dạn dài thêm 0,1-0,6%.
Hiện tại, mức lãi suất huy động bình quân tiền đồng là 5,74%/năm tăng nhẹ 0,06% lên 6,02%. Trong khi tháng 2 con số này là 5,96% và tăng 0,12% so với đầu năm 2016.
Nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng lãi suất lần này là do việc các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn nhiều hơn để đón đầu quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 60% xuống 40% theo dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của NHNN. Mặt khác LDR (tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động) trong hệ thống đã khá cao buộc các ngân hàng phải có động thái tăng lãi suất huy động.
Theo dự báo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong năm 2016, lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 1 điểm % so với năm 2015, nguyên nhân được cho xuất phát từ các yếu tô như lạm phát 2016 sẽ cao hơn năm 2015, nhu cầu tăng vốn của các hệ thống TCTD và đặc biệt là tăng huy động kỳ hạn dài nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 36 sửa đổi.
Đức Nguyên