Nga thông báo lập vùng cấm bay ở khu vực bãi thử, nghi chuẩn bị phóng tên lửa Oreshnik

Một vùng cấm bay trong 88 giờ đã được Nga thiết lập tại bãi thử tên lửa Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan, làm dấy lên suy đoán rằng quân đội Nga sẽ tiếp tục phóng thử tên lửa siêu thanh Oreshnik.

Nga dường như đang chuẩn bị phóng tiếp tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik. Ảnh: QQnews.
Nga dường như đang chuẩn bị phóng tiếp tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik. Ảnh: QQnews.

Nga chuẩn bị phóng tiếp tên lửa Oreshnik?

Mới đây, các quan chức Nga đã đưa ra thông báo cho biết địa điểm thử tên lửa Kapustin Yar ở Astrakhan sẽ thiết lập vùng cấm bay trong 88 giờ.

Sở dĩ tin tức này thu hút sự chú ý rộng rãi của truyền thông phương Tây chủ yếu là do tính “đặc thù” của bãi thử tên lửa Kapustin Yar. Tên lửa siêu thanh Oreshnik đầu tiên đã được phóng từ địa điểm này. Tên lửa đã đáp trúng một cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro của Ukraine sau khi bay xa hàng trăm km. Xem xét lần phóng thử trước, Nga đã đặc biệt thiết lập vùng cấm bay nên động thái thiết lập vùng cấm bay lần này được thế giới bên ngoài cho là bước chuẩn bị để quân đội Nga lại phóng thử tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik.

Ten lua RS-26.png
Lầu Năm Góc cho rằng Oreshnik được cải tiến từ tên lửa liên lục địa RS-26. Ảnh: Sohu.

Tuy nhiên, phía Ukraine lại nghi ngờ về hoạt động chuẩn bị phóng thử nghiệm tên lửa Oreshnik của quân đội Nga vì cho rằng Nga chưa chuẩn bị được quả thứ hai. Tên lửa tấn công quân đội Ukraine trước chỉ là một mẫu thử nghiệm, trong thời gian ngắn quân đội Nga khó thực hiện được kế hoạch phóng thử mới. Tuy nhiên, khác với quan điểm của Ukraine, Lầu Năm Góc cho rằng quân đội Nga có khả năng đã triển khai một số lượng lớn tên lửa siêu thanh Oreshnik.

Theo quan điểm của các nhà phân tích Lầu Năm Góc, tên lửa mới này của Nga nhiều khả năng là mẫu cải tiến của tên lửa RS-26, được nâng cấp hệ thống dẫn đường và trang bị công nghệ đầu đạn dẫn đường riêng mới, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu khác nhau trong một khu vực như tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đây cũng là lý do tại sao khi Ukraine bị tên lửa siêu thanh Oreshnik tấn công lần đầu tiên, họ đã nghĩ rằng Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa trên chiến trường, bởi cuộc tấn công bằng 6 đầu đạn dẫn đường riêng biệt về cơ bản chưa từng xuất hiện ở các tên lửa thông thường.

Phải đến khi Tổng thống Nga Putin chủ động bác bỏ tin đồn thì thế giới bên ngoài mới biết quân đội Nga đã đưa vào loại tên lửa siêu thanh mới. Và khi loại tên lửa này được đưa vào sử dụng, nó đã đạt được hiệu quả như mong đợi của quân đội Nga. Sau khi Nga phóng tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ động bày tỏ sẵn sàng giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên thông qua các biện pháp ngoại giao.

Toi gian bay tu can cu Nga toi cac thanh pho chau Au.png
Thời gian bay của tên lửa Oreshnik từ bãi phóng Kapustin Yar tới thủ đô một số nước châu Âu. Ảnh: Daily Mail.

Mặc dù ở giai đoạn này, Ukraine vẫn chưa nhượng bộ trong các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng thế giới bên ngoài biết rất rõ rằng Ukraine hiện đang trên bờ vực giới hạn của mình và việc nước này thua cuộc trong cuộc xung đột này có thể chỉ là vấn đề thời gian.

Tên lửa siêu thanh Oreshnik có thể là ép Ukraine tới giới hạn. Và đối với Mỹ cùng các nước phương Tây đang hỗ trợ Ukraine ở hậu trường, sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh Oreshnik cũng khiến họ lần đầu tiên cảm thấy một mối đe dọa thực sự.

Ong Putin.png
Ông Putin đã chủ động gửi tín hiệu thiện chí đến ông Trump. Ảnh: QQnews.

Tập trận tấn công hỏa lực rầm rộ ở Địa Trung Hải

Trong một diễn biến liên quan, hãng tin RT dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/12 cho biết, một cuộc tập trận lớn của quân đội Nga đã bắt đầu từ ngày 1/12 có sự tham gia của 1.000 thủy thủ, phi công, 10 tàu chiến cùng các tàu hỗ trợ, 24 máy bay chiến đấu và một hệ thống phòng thủ tên lửa duyên hải.

"Các cuộc tập trận có sự tham gia của các loại vũ khí phức tạp có độ chính xác cao vừa được biên chế trong Hải quân và Không quân Nga", Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.

Cụ thể, trong các cuộc tập trận ngày 3/12, các tàu hộ vệ tên lửa đã phóng tên lửa siêu thanh Zircon, tàu ngầm phóng tên lửa hành trình Kalibr vào một mục tiêu trên biển. Ngoài ra, các chiến đấu cơ MiG-31 đã phóng thử tên lửa siêu thanh Kinzhal và hệ thống phòng thủ tên lửa duyên hải Bastion phóng tên lửa hành trình Onyx.

Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, các cuộc tập trận diễn ra theo đúng quy định của luật pháp quốc tế và thỏa thuận giữa Nga với các quốc gia khác nhằm ngăn chặn những vụ việc đáng tiếc trên biển và trên không.

tau-do-doc-gorshkov-phong-zircon.jpg
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Gorshkov phóng tên lửa siêu thanh Zirkon (Ảnh: Guancha).

Nga gửi tín hiệu thiện chí đến ông Trump

Tuy nhiên, không đợi đến khi tên lửa Nga chính thức được phóng, ông Putin đã chủ động nhắc nhở ông Trump cần chú ý đến “an toàn cá nhân”.

Trong cuộc họp báo gần đây, ông Putin cho rằng dù ông Donald Trump đã thoát khỏi vụ ám sát và đắc cử Tổng thống Mỹ nhưng "hiện tại vẫn chưa an toàn". Một số nhà phân tích cho rằng lời cảnh báo nguy hiểm ông Putin dành cho ông Trump thực chất là tín hiệu thiện chí và đặt nền móng cho cuộc đối thoại cấp cao sau này giữa Mỹ và Nga.

Hơn nữa, ông Putin cũng hy vọng rằng sau khi ông Trump nhậm chức, Mỹ có thể thúc đẩy việc chấm dứt cuộc xung đột quân sự này càng sớm càng tốt.

Theo QQnews