Nga tham chiến Syria, Trung Quốc bỉ bai “dìm hàng“

Cuộc hành binh này đã làm bộc lộ điểm yếu lâu nay của Hải quân Nga khi giải quyết các nhiệm vụ ở xa bờ biển nước Nga - đó là không có tàu sân bay trực thăng hiện đại mà trên đó có thể bố trí cả các trực thăng lẫn các máy bay không người lái trinh sát-tiến công cất cánh thẳng đứng, cũng như sở chỉ huy chiến dịch.
Chiến đấu cơ bay phía trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong thời gian tham chiến tại Syria
Chiến đấu cơ bay phía trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong thời gian tham chiến tại Syria

Từ tháng 9/2015-11/2016, phần lớn hoạt động chiến đấu nhằm tiêu diệt các nhóm khủng bố quốc tế và đơn vị phiến quân Hồi giáo trên lãnh thổ Syria là do các máy bay của Không quân-vũ trụ Nga (VKS) đảm nhiệm, sử dụng bom đạn các loại, kể cả tên lửa hành trình.

Ngoài ra, các đơn vị thuộc Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SSO) của quân đội Nga triển khai luân phiên đến Syria cũng có đóng góp lớn.

Như Tổng thống Nga V.V. Putin tuyên bố, “mục tiêu của quân đội Nga trong chiến dịch Syria là tích cực tạo các điều kiện cho giải quyết hòa bình và củng cố chính quyền hợp pháp ở Syria”.

Sau khi giới chức ở Moskva và Damascus quyết định nhanh chóng vấn đề giành căn cứ không quân Hmeimim cho VKS và để bảo vệ không quân Nga trước các hoạt động khiêu khích từ phía nhiều nước phương Tây, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã quyết định cử đến Đông Địa Trung Hải tàu tuần dương tên lửa Moskva, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen.

Cũng tàu chiến này đã tham gia chiến dịch “cưỡng chế hòa bình đối với Gruzia” vào tháng 8/2008. Bằng những hành động chuyên nghiệp của thủy thủ đoàn chiến hạm và độ tin cậy cao của các hệ thống vũ khí, tàu tuần dương Moskva bằng mấy quả tên lửa chống hạm siêu âm đã giáng đòn thất bại nặng nề cho hải quân Gruzia.

Các nhà bình luận Trung Quốc, trên các ấn phẩm chuyên ngành đánh giá, tàu tuần dương tên lửa Nga là một mẫu chiến hạm nổi tốt mà sau khi hiện đại hóa hoàn toàn có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ. Tuy nhiên, tại thời điểm phát động cuộc hành binh Syria, tàu tuần dương Moskva đã chỉ có thể sử dụng tên lửa chống hạm, cũng như bảo đảm phòng không cho căn cứ không quân Hmeimim.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, do radar của hệ thống tên lửa phòng không trên tuần dương hạm Moskva có tầm không đủ xa mà tiêm kích F-16C của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ mới tấn công và bắn hạ được máy bay ném bom Su-24 của VKS ở gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính là sau sự cố này, chiến hạm Moskva đã được điều đến gần hơn bờ biển Syria nhằm tăng diện tích khu vực bảo đảm phòng không cho VKS ở Syria. Một phần nguyên nhân của sự kiện bi thảm đó là sự có mặt của tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp mà các máy bay của tàu sân bay này cũng tiến hành không kích các mục tiêu trên lãnh thổ Syria, số lượng lớn máy bay hoạt động cũng đã gây khó khăn cho việc bảo đảm an toàn cho máy bay Nga.

Khi hết thời hạn ấn định cho cuộc hành quân chiến đấu, tàu tuần dương Varyag, kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương đã đến Địa Trung Hải thay chân cho tàu Moskva. Tàu Varya đã tiếp tục bảo vệ cho hoạt động của máy bay Nga cùng với hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, nếu trang bị cho các tàu tuần dương lớp Projekt 1164 Slava các tên lửa hành trình Kalibr, cũng như hiện đại hóa hệ thống phòng không, các tàu này thậm chí ở số lượng nhỏ cũng sẽ có khả năng hoàn thành phần lớn các nhiệm vụ đặc trưng cho các tàu chiến nổi hiện đại.

Ngoài các tàu tuần dương hạng nặng, thu hút sự chú ý của các chuyên gia Trung Quốc còn có các hành động hiệu quả của các tàu tên lửa nhỏ lớp Projekt 21361 Buyan-M và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Projekt 11661K mà trong đêm mùng 6, rạng sáng mùng 7/10/2015 đã gần như đồng thời phóng đi 26 tên lửa hành trình 3М-14Т Kalibr-NK. Các tên lửa này đã bay qua 1.500 km, tiêu diệt 11 mục tiêu (các xưởng sản xuất vũ khí, kho đạn, sở chỉ huy của khủng bố) ở các tỉnh Aleppo, Idlib, Raqqa.

Trung Quốc chú ý đến chiến hạm cỡ nhỏ Buyan có khả năng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr
Trung Quốc chú ý đến chiến hạm cỡ nhỏ Buyan có khả năng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Kalibr

Sau đó, ngày 8/12/2015, tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 06363 Rostov na Donu từ biển Địa Trung Hải từ trạng thái lặn đã phóng các tên lửa Kalibr-PL vào các mục tiêu hạ tầng của khủng bố ở tỉnh Raqqa. Đây là những trường hợp đầu tiên sử dụng thực chiến họ tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào các mục tiêu ở địa hình lạ và trong điều kiện có sự tập trung tối đa các lực lượng và phương tiện trinh sát kỹ thuật của quân đội các nước NATO và nhiều nước Cận Đông.


Trong giai đoạn tiếp theo của chiến dịch Syria, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã quyết định triển khai chiến đấu lần đầu tiên cụm tàu sân bay Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov. Dĩ nhiên là chỉ vẻn vẹn 14 máy bay trên hạm của các trung đoàn không quân hải quân 279 và 100 của Hải quân Nga khó có thể là một lực lượng mạnh trong bối cảnh chiến sự cường độ cao như thế.

Được biết, do trình độ phối hợp, hiệp đồng yếu kém của đội bảo đảm trên tàu sân bay Kuznetsov và chất lượng thấp của các cáp hãm đà mà Nga đã tổn thất 1 tiêm kích trên hạm Su-33 và 1 tiêm kích trên hạm tối tân MiG-29KR. Những vấn đề trục trặc ở thiết bị hạ cánh trên tàu Kuznetsov đã được gián tiếp xác nhận bằng các bức ảnh do các vệ tinh trinh sát ảnh của quân đội Trung Quốc và quân đội các nước NATO chụp được, trên đó thấy rõ 6 tiêm kích trên hạm Su-33 đang phải triển khai căn cứ không quân Hmeimim.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ có vài chuyên gia Trung Quốc nghiêng về giả thiết cho rằng, nguyên nhân mất chiếc MiG-29KR là do hỏng bơm nhiên liệu mà ở tốc độ thấp (khi máy bay vào hạ cánh lên boong tàu sân bay) đã ngừng cấp nhiên liệu đến động cơ. Hoàn toàn có thể là số lượng nhỏ động cơ RD-33MK được sản xuất, có nghĩa tương áng là trình độ tay nghề thấp của các nhân viên dây chuyền lắp ráp hay là lỗi ngầm của bản thân máy bơm đã là các nguyên nhân làm mất một máy bay hiện đại và hậu vốn có thể biện minh cho cuộc hành quân xa của con tàu.

Vì thế, cần lưu ý là theo tính toán của các chuyên gia Trung Quốc, chi phí dầu madut chất lượng cao cần cho động cơ TV-12 trong cuộc hành quân dài 2 tháng là hơn 400 triệu rúp. Con số đó hoàn toàn có cơ sở một khi tính đến việc trong cuộc hành quân 38 ngày của tàu sân bay Liêu Ninh (cùng loại với Kuznetsov) đã tiêu tốn 8.000 tấn dầu madut tổng trị giá 31 triệu tệ (264,43 triệu rúp, tỷ giá 1 tệ=8,53 rúp), trong khi trị giá lượng dầu bơm đầy của tàu Liêu Ninh là 13 triệu tệ (110,89 triệu rúp).

Trị giá và khối lượng xăng máy bay và các loại vật tư xăng dầu mỡ khác dành cho các máy bay trên hạm và các tàu hộ tống (2 tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn) không thể xác định do thông tin về tiêu hao nhiên liệu và giá cả mua sắm thực tế của Hải quân Nga được giữ bí mật.

Thu hút sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia Trung Quốc là các trực thăng trên hạm Kа-52K mà trong suốt cuộc hành quân đã thể hiện được hiệu quả nhờ sự thành thục của các phi công, cũng như hiệu quả cao của các hệ thống vô tuyến điện tử và vũ khí trên khoang.

Theo các nhà bình luận Trung Quốc, tàu Kuznetsov không dành cho việc triển khai Kа-52K, mà Bộ Tư lệnh Hải quân Nga có thể đã chuẩn bị cho cuộc hành quân cực kỳ trọng yếu này một số lượng tổ bay và trực thăng nhiều hơn có khả năng bù đắp tổn thấy của lực lượng máy bay cánh cố định trên tàu.

Trực thăng săn ngầm trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
Máy bay Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sang tham chiến tại Syria
Máy bay chiến đấu Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sang tham chiến tại Syria
Máy bay chiến đấu Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sang tham chiến tại Syria

Cuộc hành binh này đã làm bộc lộ điểm yếu lâu nay của Hải quân Nga khi giải quyết các nhiệm vụ ở xa bờ biển nước Nga - đó là không có tàu sân bay trực thăng hiện đại mà trên đó có thể bố trí cả các trực thăng lẫn các máy bay không người lái trinh sát-tiến công cất cánh thẳng đứng, cũng như sở chỉ huy chiến dịch.


Ngoài ra, các nhà phân tích Trung Quốc còn cho rằng, trong cuộc hành quân này, lẽ ra phải có sự tham gia của tất cả các tàu hộ vệ Projekt 11356M có trong biên chế Hải quân Nga, cũng như các tàu tên lửa nhỏ lớp Projekt 21631 được trang bị hệ thống phòng vạn năng 3R-14 để phòng các tên lửa Kalibr. Các tên lửa này có tính năng vượt trội so với các tên lửa hành trình có số lượng đông đảo nhất do phương Tây sản xuất là Tomahawk.

Các tàu lớp Projekt 11356М là biến thể hiện đại hóa của tàu hộ vệ tên lửa mà các xưởng đóng tàu Nga đã đóng cho Hải quân Ấn Độ. Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng của Ấn Độ đã cho phép làm chủ các kết cấu và thiết bị mới, nhưng để thực hiện các nhiệm vụ như ở Syria, Hải quân Nga cần cả những tàu frigate viễn dương Projekt 22350.

Chỉ những tàu đó mới có thể bảo đảm chống ngầm và phòng không cho cụm tàu sân bay chiến đấu,  trong đó bản thân chúng sẽ đóng vai trò “lực lượng tiến công” vì chúng được trang bị các bệ phóng vạn năng 3R-14, có nghĩa là có khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ ở cự ly ngoài tầm với của máy bay trên hạm của Hải quân Nga.

Theo VND