Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM

VietTimes -- Ngày 12.1.2017, TASS dẫn phát biểu của tổng giám đốc tập đoàn Các tổ hợp vũ khí độ chính xác cao Alexander Denisov cho biết, tập đoàn này đang hoàn thiện nguyên mẫu thiết kế – thử nghiệm tổ hợp pháo phòng không – tên lửa Pantsir – SM, phiên bản cải tiến sâu của Pantsir – S1.
Nguyên mẫu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir -S1 - ảnh minh họa TVzvezda
Nguyên mẫu tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir -S1 - ảnh minh họa TVzvezda

Trả lời phỏng vấn của TASS, tổng giám đốc Alexander Denisov nói, toàn bộ thiết kế của Pantsir – SM sẽ được hoàn thiệt vào năm 2019. Hiện nay tập đoàn đang chế tạo một số phiên bản của tổ hợp, những phiên bản này sẽ được thử nghiệm thực tế để hoàn thiện thiết kế, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của Bộ quốc phòng.

Tháng 09.2017, thứ trưởng Bộ quốc phòng Yuriy Borisov cho biết, phiên bản hiện đại hóa sâu của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir - SM tăng tầm sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2018.

Sự khác biệt của tổ hợp Pantsir – SM sẽ là: tổ hợp được trang bị radar anten mảng pha, cho phép phát hiện mục tiêu trên khoảng cách đến 75 km. Nhờ đó tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không tổ hợp Pantsir-SM sẽ đạt đến 40 km, tăng gấp đôi so với Pantsir-S1. Tầm cao tác chiến của tên lửa đạt đến 35 km. Số lượng tên lửa dự kiến trang bị cũng nhiều hơn.

Tổ hợp Pantsir – S1 (định danh NATO  là - SA-22 Greyhound ), là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần, lắp đặt trên các phương tiện cơ giới có sức cơ động cao. Tổ hợp được phát triển từ năm 1994, trải qua các cuộc thử nghiệm khắt khe nhất cấp nhà nước và được hiện đại hóa nhiều lần theo yêu cầu thực tế của chiến trường.

Tổ hợp được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu dân sự và quân sự chống lại tất cả các phương tiện tấn công đường không hiện tại và trong tương lai. Đồng thời với hỏa lực mạnh, tổ hợp có thể phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa có và không có điều khiển từ các phương tiện tác chiến mặt đất và mặt nước.

Trên chiến trường Syria, tổ hợp Pantsir – S1 được sử dụng để bảo vệ căn cứ sân bay quân sự Hmeymim thuộc tỉnh Latakia và tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400. Trong thời gian tham gia hoạt động trên chiến trường, Pantsir – S1 đã nhiều lần tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa không điều khiển BM-21 Grad, máy bay không người lái các loại và cả bóng bay mang thuốc nổ. Những loại vũ khí này do các tay súng khủng bố sử dụng để tấn công vào căn cứ.

Trong tương lai, Pantsir – SM sẽ là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần có hệ thống điều khiển hỏa lực được số hóa cao độ, có khả năng theo dõi, giám sát, phân loại và tấn công nhiều mục tiêu theo cơ chế tự động hóa chuyển tiếp mục tiêu ưu tiên. Tổ hợp cũng có thể có khả năng tiêu diệt tất cả các loại máy bay không người lái tấn công hiện nay và trong tương lai, bao gồm cả các máy bay không người lái tàng hình mang tên lửa tự dẫn cũng như các loại UAV trinh sát kích thước nhỏ.
Các nhà phát triển Pantsir – SM cũng hướng đến khả năng tiêu diệt các mục tiêu là đạn pháo tầm xa có điều khiển, tên lửa phóng từ các phương tiện mang mặt đất, mặt nước có tốc độ siêu âm. 
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 1
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 2
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 3
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 4Quá trình nghiên cứu thiết kế và hiện đại hóa tổ hợp Pantsir tại nhà máy
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 5Mẫu thiết kế hiện đại hóa Pantsir - SM
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 6Phiên bản mẫu Pantsir -SM đơn
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 7Phiên bản tổ hợp Pantsir - SM với một xe phóng tên lửa tăng cường 24 đạn, đưa tổ hợp có trang bị đến 36 đạn trong 1 đơn vị chiến đấu - chùm ảnh bastion-opk.ru
Nga sẽ tăng sức mạnh “quái thú” Pantsir-SM  ảnh 8

TTB