Nga “mắng” Mỹ về việc không kiểm soát được Thổ Nhĩ Kỳ

Chưa rõ lời cáo buộc Mỹ có phải là kẻ bày mưu dàn dựng vụ bắn hạ Su-24 thông qua việc tiết lộ thông tin đường bay cho người Thổ Nhĩ Kỳ hay không, nhưng truyền thông Nga tiếp tục chỉ trích Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát các đồng minh, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ được cho là đã tuồn thông tin về đường bay Su-24 cho Thổ Nhĩ Kỳ "phục kích"
Mỹ được cho là đã tuồn thông tin về đường bay Su-24 cho Thổ Nhĩ Kỳ "phục kích"

Một câu hỏi cứ lặp đi lặp lại liên quan vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom Su-24 của Nga là làm sao Nga lại để việc đó xảy ra.

Nga đã triển khai các tiêm kích tối tân Su-30SM và chiến đấu cơ đa nhiệm Su-34 tại Syria và chúng hoàn toàn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò không chiến.

Trong khi chỉ cần 4 tiêm kích Su-30SM và 6 máy bay Su-34 tại Syria, các chiến đấu cơ tối tân này với hệ thống radar tiên tiên có thể áp đảo các máy bay F-16 Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, dường như không một máy bay nào trong số đó hoạt động gần khu vực chiếc Su-24 bị bắn hạ, bất chấp khu vực này nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga thực tế đã cố gắng giải đáp bí ẩn.

Có vẻ Nga quá tin dựa vào thỏa thuận kỹ thuật đạt được với Mỹ hồi tháng 10/2015 nhằm phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin để tránh các va chạm đáng tiếc giữa không quân Nga và Mỹ trên bầu trời Syria.

Kể từ khi đạt được thỏa thuận với Mỹ là nước dẫn đầu liên minh chống IS mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, Nga dường như đã cho rằng thỏa thuận này bao gồm cả lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Trái ngược với Israel vốn không phải là một thành viên trong liên quân chống IS, đã có một thỏa thuận song phương về phối hợp không quân với Nga.

Trong cuộc họp gần đây với tổng thống Vladimir Putin, thủ tướng Israel Netanyahu cho biết thỏa thuận này hoạt động rất tốt. Ông Netanyahu nói: “Tôi rất hài lòng về thực tế quân đội chúng ta đã phối hợp rất kỹ lưỡng với quân đội một quốc gia khác và sẽ tiếp tục làm như vậy”.

Thực tế Nga đã tin vào một thỏa thuận kỹ thuật đạt được Mỹ nhằm phối hợp hành động không quân với Thổ Nhĩ Kỳ khiến một số người cho rằng Nga đang cáo buộc Mỹ đồng lõa bắn hạ Su-24 bằng cách chuyển thông tin đường bay cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc họp báo tại Moscow cùng với tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây, ông Putin quả quyết:

"Phía Mỹ, bên dẫn đầu liên minh có Thổ Nhĩ Kỳ, biết về địa điểm và thời gian các chuyến bay của chúng tôi, và máy bay của chúng tôi bị tấn công chính xác tại thời gian và địa điểm đó. Vậy tôi hỏi các bạn: Tại sao chúng tôi đã cung cấp thông tin cho người Mỹ? Hoặc là họ không thể kiểm soát việc đồng minh của họ đang làm hoặc họ chuyển giao thông tin mà không cần biết hậu quả”.

Chưa rõ lời cáo buộc Mỹ có phải là kẻ bày mưu dàn dựng vụ bắn hạ Su-24 thông qua việc tiết lộ thông tin đường bay cho người Thổ Nhĩ Kỳ hay không, nhưng truyền thông Nga tiếp tục chỉ trích Mỹ đã thất bại trong việc kiểm soát các đồng minh, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nhà phân tích nhận định rằng, Mỹ sẽ không bao giờ công khai yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiếc máy bay của Nga. Tuy nhiên, việc trao thông tin chi tiết về đường bay của chiếc Su-24 cho Thổ Nhĩ Kỳ là một hành động đầy "ẩn ý", trong khi vẫn có thể đứng ngoài trách nhiệm về vụ việc.

Mỹ hiểu rất rõ tính cách quyết đoán của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đặc biệt là trong bối cảnh Ankara đang cảm thấy ngày càng mất vị thế ở Trung Đông sau chiến dịch can thiệp quân sự của Nga tại Syria. Thế nên, hành động trao thông tin của Mỹ chẳng khác nào một cái gật đầu ngầm đối với những hành động tiếp theo của ông Erdogan, mà Mỹ dễ dàng đoán trước được hậu quả của nó.

Mục đích của Washington khi thực hiện hành động này là thực hiện "kế ly gián", tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, gây thiệt hại cho cả hai bên, và đẩy hai quốc gia từng là đối tác, bằng hữu với nhau này vào thế đối đầu vĩnh viễn.

Theo QPAN