Nga hy vọng vào các khoản tín dụng của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)

Chính phủ Nga dự kiến rằng bất chấp khủng hoảng, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trong năm 2016, Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich cho biết tại Diễn đàn tài chính châu Á ở Hồng Kông. Ông bày tỏ tin tưởng rằng Nga sẽ có thể vượt qua khủng hoảng một cách thành công.
Nga hy vọng vào các khoản tín dụng của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)

Phó Thủ tướng cũng lưu ý rằng Nga sẵn sàng thảo luận về việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và Hồng Kông. Gần đây đã ký kết thỏa thuận đầu tiên giữa các nước EAEU, bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga, với Việt Nam. 

Hiện tại đang tiến hành đàm phán với Israel. Tất cả có hơn 40 quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Ai Cập… thể hiện mong muốn lập khu vực thương mại tự do với các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu EAEU.

Ông Arkady Dvorkovich cũng nói rằng Nga ủng hộ hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Nga có rất nhiều các dự án ở châu Á. Nhưng các dự án đó đòi hỏi phải đầu tư. Phó Thủ tướng cho biết Nga sẽ kêu gọi các đối tác và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) hỗ trợ các dự án ở châu Á.

Hôm qua, tại Bắc Kinh, đại diện của 57 quốc gia sáng lập ABII đã chính thức bắt đầu công việc của mình. Trên thực tế, lập ra Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một bước đột phá trong tình huống hệ thống kinh tế và tài chính toàn thế giới đều dựa vào các ngân hàng được điều hành bởi Hoa Kỳ. 

Chuyên gia Yakov Berger của Viện Viễn Đông nói với đài Sputnik: "Hiện đã tạo ra được sự ổn định và cân bằng trong tình huống mà trên thế giới có nhiều bất ổn, nhiều yếu tố khác nhau phá hủy sự ổn định của hệ thống kinh tế và tài chính. Trong tình huống này, hệ thống tài chính toàn cầu thông qua Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể trở nên ổn định hơn. Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển BRIKS (được thành lập trước đó) mang lại sự cân bằng cho hệ thống tài chính toàn cầu mà hiện giờ đang dựa trên đồng đô la Mỹ. Ngoài việc ngân hàng thực tế tạo ra sự ổn định, nó còn hứa hẹn mang lại cổ tức tốt. Gần đây xuất hiện những hoài nghi rất lớn về chuyện hệ thống dựa trên đồng đô la có thể chống đỡ đến mức độ nào trong tình hình khó khăn trên thị trường tài chính toàn cầu."

Nhiều chuyên gia bắt đầu so sánh hoạt động của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với giá trị lịch sử của Hội nghị Bretton Woods năm 1944, kết quả là lập ra IMF và Ngân hàng Thế giới. Khi đó, sáng kiến thành lập các tổ chức tài chính thuộc hai quốc gia có nền kinh tế phát triển là Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Nhiệm vụ chính của ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là khắc phục những hạn chế trong cơ sở phát triển hạ tầng kinh tế châu Á. Không phải ngẫu nhiên mà trong phạm vi công việc của ngân hàng bao gồm một loạt các dịch vụ tài chính — cho vay, tham gia cổ phần, cung cấp bảo lãnh ngân hàng và hỗ trợ kỹ thuật. 

Các khoản cho vay sẽ bắt đầu thực hiện trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Alexei Ulyukayev cho biết: "Chủ tịch Ngân hàng AIIB Kim Lập Quần khẳng định với chúng tôi rằng từ quý thứ hai sẽ bắt đầu làm việc trên các dự án thực chất. Nói về các lĩnh vực, thì  trước hết là giao thông vận tải. Đường sắt, đường bộ, đường ống, đường không và hàng hải. Đó còn là thông tin liên lạc, viễn thông. Đó còn là năng lượng, nhưng phải là năng lượng tái tạo"

Nga có khoảng 6% cổ phiếu của ngân hàng AIIB. Đây là vị trí thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ, các nước có gần 26% và 7,5 cổ phiếu tương ứng. Trong Top-5 nhà đồng sáng lập lớn nhất còn có Đức và Hàn Quốc. Mỹ và Nhật Bản không phải là đồng sáng lập của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và không nằm trong khoảng 40 quốc gia sẽ là thành viên của cấu trúc tài chính mới này. 

Theo thỏa thuận thiết lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, vốn pháp định AIIB lên tới 100 tỷ USD. Thị phần của các nước châu Á không được vượt quá 75%, trong khi đó các nước tham gia đến từ các khu vực khác của thế giới chiếm 25% vốn pháp định của AIIB

Theo Sputnik