Nga hành binh khuấy động phương Tây

VietTimes -- Tàu chiến của Nga đi vào Địa Trung Hải gây ra sự khuấy động ở phương Tây, Nga ngạc nhiên trước quan điểm của các quốc gia, dưới áp lực của Mỹ và NATO từ chối cho đội tàu Nga vào cảng của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trong một cuộc họp.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và nhiều chiến hạm Nga khác thuộc hai hạm đội đang hướng về Syria
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và nhiều chiến hạm Nga khác thuộc hai hạm đội đang hướng về Syria

"Cuộc hành quân của đội tàu chúng tôi đã gây ra một sự khuấy động với các đối tác phương Tây, nhưng đặc biệt là chúng tôi ngạc nhiên trước quan điểm của các quốc gia riêng biệt, dưới áp lực của Mỹ và NATO đã công khai tuyên bố từ chối cho tàu chiến của chúng tôi cập cảng", ông Shoigu nói.

Tướng Shoigu cho biết tuần trước nhóm tác chiến tàu sân bay hải quân Nga do tàu tuần dương tên lửa Peter Đại đế dẫn đầu đã hải hành từ đông Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải. "Từ ngày 27 đến ngày 29/10 các tàu đã đảm bảo cung cấp tất cả các loại dự trữ đến tiêu chuẩn chỉ tiêu xác định”, ông Shoigu cho biết thêm.

Trước đây, tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói rằng Syria "sẽ kéo Nga sa xuống đầm lầy", nhưng bây giờ đã thấy rõ rằng dự đoán của ông Obama không trở thành sự thật. Thay vào đó, Nga đã khôi phục lại vị thế của mình trong khu vực, nơi mà không có ai dám thách thức Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, báo Mỹ nhận xét. Cung cấp hỗ trợ cho ông Bashar al-Assad ở Syria, Matxcơva đã mở rộng ảnh hưởng của mình đối với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí với Ả Rập Saudi và Israel.

Nga khôi phục lại ảnh hưởng của mình tại Trung Đông, một phần là do thực tế Mátxcơva đề ra một mục tiêu hạn chế, không giống như tham vọng Mỹ đặt ra ở Iraq và Afghanistan. Đồng thời, Nga có kế hoạch nhìn xa trông rộng có liên quan đến việc sử dụng ảnh hưởng đang gia tăng của mình. Đặc biệt, theo các chuyên gia, điều đó sẽ giúp Nga phát triển nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Đông Nam Á thông qua Iran.

Ngoài ra, Nga đã chứng minh tại Syria khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang, có thể dẫn đến việc gia tăng bán vũ khí Nga cho các nước Trung Đông.