Nga có vũ khí "vô đối", buộc kẻ địch phải trả giá đắt

Trên thực tế, Nga có thể rất sáng tạo trong thiết kế các loại vũ khí và đôi khi còn đi trước phương Tây. Thỉnh thoảng nước này còn theo đuổi những ý tưởng khá điên rồ không thể vận dụng, nhưng Nga vẫn luôn phát triển được những loại vũ khí không có đối thủ tại Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga rời bệ phóng
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga rời bệ phóng

Vladimir Putin không phải người rút lui khi bị khiêu khích, đặc biệt trong một sự cố chết người như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 hôm 24/11. Một cuộc tấn công như vậy làm tăng cao khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp.

Tổ hợp quân sự Nga có thể chỉ là cái bóng của Liên Xô cũ, với chi tiêu quốc phòng chỉ chiếm khoảng 12% so với Mỹ. Trong bối cảnh như vậy, rất nhiều người ở phương Tây có xu hướng xem bộ máy chiến tranh Nga chỉ là quân đội hạng hai, gắn với các thiết bị điện tử từ những năm 1970, các tiêu chuẩn sản xuất thô sơ và không có tiền để cải thiện những vấn đề đó.

Nếu như người Nga có thể làm được bất cứ thứ gì tốt, người ta lại nghĩ họ chắc phải sao chép chúng từ phương Tây. Hiệu quả chiến đấu kém cỏi của vũ khí, trang bị Nga trong quân đội Iraq năm 2003 (cũng như các quân đội Arab trang bị vũ khí Nga đối đầu với Israel) càng củng cố thêm quan niệm về sự lạc hậu về công nghệ quân sự Nga.

Trên thực tế, Nga có thể rất sáng tạo trong thiết kế các loại vũ khí và đôi khi còn đi trước phương Tây. Thỉnh thoảng nước này còn theo đuổi những ý tưởng khá điên rồ không thể vận dụng, nhưng Nga vẫn luôn phát triển được những loại vũ khí không có đối thủ tại Mỹ.

Tên lửa đất đối không

Không ai nghi ngờ về ngành khoa học tên lửa Nga. Tóm lại, họ đã cung cấp tất cả các chuyến bay có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế kể từ khi cho tàu con thoi không gian nghỉ hưu vào năm 2011 và tên lửa quân sự của Nga đã có tên tuổi từ lâu.

Su-34 của Nga tác chiến tại Syria bắt đầu lắp tên lửa không đối không sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24
Su-34 của Nga tác chiến tại Syria bắt đầu lắp tên lửa không đối không sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24

Vào năm 1973, loại tên lửa chống tăng có dẫn đường do Liên Xô chế tạo do quân đội Ai Cập sử dụng đã tiêu diệt vô số xe bọc thép  Israel trên chiến trường. Tương tự, tên lửa phòng không vác vai SA-7 "Strela" đã gây ra nhiều vấn đề cho không quân Israel trong cuộc xung đột năm 1973.

Chúng không hạ được nhiều máy bay, nhưng buộc các phi công phải thay đổi chiến thuật. Các tên lửa vác vai khiến máy bay không thể bay sát mục tiêu được nữa. SA-7 cùng thời với loại tên lửa phòng không FIM-43 Redeye của Mỹ. Cả hai loại tên lửa này đều có những giới hạn. Người Nga đã đưa vào biên chế loại tên lửa phòng không vác vai nâng cấp Strela-3 có thể tiêu diệt các máy bay chiến thuật vào năm 1974, một khả năng mà mãi cho tới năm 1982 Mỹ mới trình làng tên lửa FIM-92 Stinger.

Tên lửa đất đối không Nga vẫn tuyệt vời, do đó phương Tây và Israel từ lâu đã rất lo lắng về khả năng Nga chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Iran. Người Nga còn có hệ thống phòng không S-400 tinh vi hơn và hiện đã triển khai tại Syria. Đó là những loại vũ khí rất nguy hiểm. Còn lâu mới lạc hậu, các nhà phát triển vũ khí Nga đã khắc phục khó khăn về công nghệ phần mềm rất quan trọng đối với radar và hệ thống tác chiến điện tử, theo nhà phân tích Carlo Kopp.

Tên lửa không đối không

Trong không chiến, người Nga từ lâu đã áp dụng cách tiếp cận bắn loạt thay vì bắn phát một. Các máy bay chiến đấu như Su-27 Flanker có thể mang hơn chục tên lửa và phóng 2-3 tên lửa cùng lúc. Các tên lửa có các kiểu thức dẫn bắn khác  nhau – một sự pha trộn dẫn bắn bằng tia hồng ngoại và dẫn bắn bằng radar -  khiến cho việc gây nhiễu hoặc tránh được chúng cực kỳ khó khăn và tạo cho chúng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu rất cao. Tên lửa dẫn bắn bằng radar có thể khai hỏa đồng thời với tên lửa khác được dẫn bắn tại mặt đất trên thiết bị radar nhằm bảo đảm đánh trúng mục tiêu cho dù có bị gây nhiễu hay không.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga khiến đối thủ khiếp sợ
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga khiến đối thủ khiếp sợ

Các tên lửa không đối không Nga cũng rất tinh vi. Loại tên lửa chuyên dụng để không chiến Vympel R-73 còn có khả năng bắn các mục tiêu không nằm thẳng trước mũi máy bay. Được biên chế năm 1982 và các nhà lập kế hoạch NATO sớm phải ghi nhận lợi thế của phi công Nga trong các cuộc không chiến khi so sánh với loại tên lửa tương đương của phi công Mỹ là AIM-9 Sidewinder. Các phi công Mỹ không phải là đối thủ cho tới khi ra đời phiên bản tên lửa AIM-9X 20 năm sau đó. Trong khi đó, người Nga đã kịp nâng cấp tên lửa R-73 khiến chúng càng trở nên đáng sợ hơn.

Để không chiến tầm xa (40 dặm hoặc xa hơn), Nga có tên lửa Vympel R-77, một loại vũ khí tiên tiến khác. Phiên bản tên lửa không đối không mới này lắp anten pha chủ động khiến cho mục tiêu không kịp có thời gian phản ứng, theo các nhà thiết kế. Được mệnh danh là “tên lửa không thể trượt”, K-77M có vẻ tối tân hơn loại tên lửa tương đương mà phương Tây đang sử dụng là AIM-120 AMRAAM. Trang chuyên về quân sự Warisboring đánh giá: “Quân đội Mỹ không có bất cứ thứ gì giống như vậy…hoặc thứ chống đỡ thích hợp”. Tên lửa K-77 được tiết lộ năm 2013 và có thể đã sản xuất loạt.

Trong bất cứ cuộc xung đột nào, các chiến đấu cơ Mỹ sẽ phụ thuộc nặng nề vào công nghệ tàng hình nhằm khiến họ trở nên vô hình trước các hệ thống radar và tạo cho họ thế thượng phong. Dĩ nhiên người Nga từ lâu đã phát triển các hệ thống tàng hình. Chẳng hạn hệ thống radar  phòng không 55Zh6ME của Nga công bố năm 2013 bao gồm rất nhiều modul radar làm việc ở các dải sóng khác nhau.

Sẽ dễ dàng thiết kế một máy bay trở nên vô hình tại một dải sóng, nhưng khó hơn nhiều nếu liên quan tới nhiều dải sóng. Chúng ta không biết rõ hệ thống radar chống tàng hình của Nga đó vận hành có tốt hay không, nhưng bậc thầy về hàng không Bill Sweetman đã chỉ ra rằng người Nga đã có 25 năm kinh nghiệm phát triển chống tàng hình.

Vũ khí dị thường

Nga cũng có khả năng gây kinh ngạc về việc phát minh ra các loại vũ khí dị thường. Ví dụ loại ngư lôi tên lửa Khkvak “Cơn gió giật” vận hành trên nguyên lý tạo ra khoang bóng xung quanh nó để giảm va chạm khi phóng đi và đạt vận tốc phóng kinh hoàng dưới nước – nhanh gấp 4 lần tốc độ của bất cứ ngư lôi nào của phương Tây. Nga còn chế tạo súng tiểu liên tấn công dưới nước độc nhất vô nhị dành cho lực lượng đặc nhiệm. Mỹ cũng phát triển loại vũ khí tượng tự nhưng không sánh bằng.

Vấn đề còn mở rộng sang cả sân khẩu chiến lược. Năm 2012, tổng thống Putin viết một bài trên tờ Rossiiskaya Gazeta về vấn đề cân bằng quân sự chiến lược, trong đó ông nêu ra “các hệ thống vũ khí dựa trên những nguyên tắc mới: chùm tia, địa vật lý, sóng, di truyền, thần kinh học và các công nghệ khác”.

Một số trong đó không rõ ràng. Năm 1987, Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu các loại vũ khí trường năng lượng với các hiệu ứng điện từ và lực hấp dẫn  mà các nhà nghiên cứu hứa sẽ dùng chúng bắn hạ các tên lửa đạn đạo (không được giới khoa học phương Tây thừa nhận).

Nga còn nghiên cứu thứ gọi là các loại vũ khí “thần kinh học” nhằm kiểm soát trí não nhưng được cho là không có kết quả. “Vũ khí địa vật lý” nhằm tạo ra các trận động đất mà hồi đầu năm 2015, một nhà phân tích Nga đã gợi ý rằng có thể dùng một đòn hạt nhân kích thích siêu núi lửa Yellowstone của Mỹ hoạt động để hủy diệt nước Mỹ.

Chúng ta vẫn có thể chờ đợi các loại vũ khí không mong đợi khác của Nga. Mới đây, truyền hình Nga không hiểu vô tình hay cố ý đã để lộ một kế hoạch của ông Putin về một loại tàu ngầm không người lái có thể chứa10-megaton bom bẩn. Thứ vũ khí này khi nổ tại một thành phố cảng, căn cứ hải quân hay một địa điểm ven biển sẽ phát tán một đám mây phóng xạ trên một khu vực rộng lớn. Mục tiêu chính của loại vũ khí này là vượt qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Bởi thế, sẽ rất nguy hiểm nếu thế giới đánh giá thấp năng lực của Nga.

*Lược dịch bài viết của tác giả David Hambling trên trang popularmechanics

Theo QPAN