Bài phân tích hôm 18/12 của Rob Dannenberg, cựu trưởng ban an ninh của hãng Goldman Sachs, đã đưa ra một cái nhìn về tư duy của người Nga về vấn đề Trung Đông, đồng thời cũng đưa ra lập luận lý giải vì sao các nhà phân tích phương Tây không nên đánh giá thấp điện Kremlin.
Gần đây những tiêu đề báo chí gần đây về tiến trình đàm phán hòa bình tại Syria và triển vọng về một lệnh ngừng bắn phản ánh những hy vọng lệch lạc đến từ suy nghĩ về thế giới theo cách mà người ta ước vọng chứ không phải thực tế diễn ra. Nước cờ địa chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin ở Syria đã bị phương Tây hiểu sai và đánh giá thấp.
Cipher Brief nhận xét ông Putin đang cố gắng đạt thêm nhiều mục tiêu. Đầu tiên, ông sử dụng các biện pháp quân sự để chống lại tổ chức khủng bố IS và giành được sự đồng cảm và ủng hộ từ những người phải chịu đựng những đau khổ do IS gây ra. Thứ hai và cũng là mục tiêu quan trọng hơn, tổng thống Nga đang vực dậy chế độ thay thế ông trong khu vực là chế độ Assad, người có khả năng tiếp tục chiến đấu chống IS và lực lượng phiến quân phản đối Assad thuộc dòng Sunni có vẻ như đang ở trên bờ vực sụp đổ, chỉ một vài tháng trước khi ông Assad thừa nhận khả năng của quân đội Syria không đủ để tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận.
Sự can thiệp quyết đoán của ông Putin thay mặt cho ông Assad đã làm thay đổi đáng kể quân đội và tác động sâu sắc đến quan hệ với các nước láng giềng. Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga chắc chắn đã làm thay đổi tình hình về cơ bản gây phương hại tới lực lượng nổi loạn dòng Sunni chống đối ông Assad. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, ông Putin đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các lãnh đạo khác trong khu vực như Ả Rập Xê-út, nước vẫn đang lo sợ bị người đồng minh lâu đời là Mỹ bỏ mặc, động thái có lợi cho đối thủ ý thức hệ truyền kiếp của họ trong khu vực là Iran.
Theo Cipher Brief, thông điệp rõ ràng mà ông Putin gửi đi nhằm vào tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, vua Ả Rập Xê-út Salman và vua Jordan Abdullah, là bài học đắt giá mà ông học được từ Mùa xuân Ả Rập, đó là các nước lớn không được bỏ rơi đồng minh của mình. Ông Putin cả công khai, cả riêng tư đều nhanh chóng chỉ ra rằng Mỹ phó mặc đồng minh lâu đời- cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak – chết mòn trong nhà tù Cairo và gần đây là lãnh đạo Li-băng Muamar Qadhafi chết trong cùng cực.
Đối với Sisi, nhà lãnh đạo Ai Cập hẳn vẫn nhớ những năm tháng sống dưới ô bảo hộ của Xô viết trong thời Chiến tranh lạnh, và mối quan hệ với Matxcơva cũng như việc tiếp cận đến hệ thống vũ khí của Nga cũng khá dễ dàng sau khi Mỹ lạnh nhạt với Ai Cập. Đối với vua Jordan, người gần đây đã bị Mỹ lạnh nhạt và đang phải giải quyết cuộc khủng hoảng di cư với tỉ lệ kinh hoàng, giờ đã đến lúc bắt đầu chú ý đến nước sẵn sàng cam kết quân sự để bảo vệ lợi ích của nước này trong khu vực.
Cuối cùng là vua Ả Rập Xê-út, vị quốc vương cảm thấy bị lừa dối trước cam kết xây dựng mối quan hệ với Iran của Mỹ, do đó ông cần gây dựng quan hệ với Nga để có thể đàm phán về vấn đề cắt giảm việc sản xuất dầu mỏ khi giá dầu thô giảm xuống mức 20 USD/thùng. Ông cũng có thể đánh giá lại quan hệ với Matxcơva (và tạm thời ông đang củng cố quan hệ với Trung Quốc.)
Cipher Brief đánh giá, mục tiêu quan trọng nhất đó là chiến dịch can thiệp quân sự của ông Putin vào Syria phục vụ cho mục đích củng cố quan hệ của Nga với đồng minh quan trọng nhất trong khu vực là Iran. Một vài nhà quan sát tin rằng sự tham gia của Nga vào tiến trình đàm phán P5 về chương trình hạt nhân của Iran là để chắc chắn rằng thỏa thuận này có lợi cho Iran nhiều nhất có thể. Không lâu sau khi đạt được thỏa thuận, Nga đã xác nhận bán hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Iran.
Việc vận chuyển hệ thống này chỉ diễn ra vài tháng sau cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo đa tầng của Iran vào tháng 10 (vụ thử nghiệm này bị phương Tây cáo buộc đã vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc) Một chuỗi các thỏa thuận kinh tế và thương mại được ký kết giữa Nga và Iran bao gồm cả cam kết xây dựng các lò phản ứng hạt nhân dân sự cũng là dấu hiệu thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ với Nga. Ông Putin cũng hiểu rõ rằng quân đội Iran và quân đội của ông Assad là những lực lượng cơ bản tham gia vào cuộc chiến ở Syria. Nga sẵn sàng hỗ trợ không kích và pháo kích nhưng lại không mấy nhiệt tình trong việc đưa bộ binh sang tham chiến tại Syria.
Theo Cipher Brief, “lệnh ngừng bắn” hiện nay tại Syria cũng giống như lệnh ngừng bắn ở phía đông Ukraine, ông Putin cũng hiểu rõ rằng sức mạnh quân sự là yếu tố quyết định trong thế kỷ XXI. Ông đã sử dụng sức mạnh quân sự để thiết lập phạm vi ảnh hưởng ở Đông Âu và gây áp lực lên NATO. Và bây giờ ông Putin lại dùng nó để thiết lập vùng ảnh hưởng ở một khu vực mà ông coi là quan trọng và là khu vực nơi Liên Xô trước khi sụp đổ đã bỏ nhiều nỗ lực để gây dựng quan hệ như một đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây trong khu vực.
Ở góc độ nào đó, chiến dịch can thiệp quân sự của Nga đã hủy diệt lực lượng phản đối ông Assad, và ông Putin sẽ lại kêu gọi đàm phán hòa bình. Ông Putin thừa hiểu rằng phe nào chiến thắng trên thực địa chiến trường sẽ nhận được nhiều phiếu ủng hộ hơn.