Năm tình huống khiến chiến tranh Trung- Mỹ bùng nổ

Những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông đã gia tăng sự căng thẳng trong tất cả các mối quan hệ khu vực. Truyền thông thế giới sôi sục về nguy cơ xung đột Trung - Mỹ. Báo Mỹ đưa ra những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Năm tình huống khiến chiến tranh Trung- Mỹ bùng nổ

Trong bài viết gần đây của chuyên gia Harry J. Kazianis, đăng trên tờ The National Interest đã phân tích những tình huống có thể gây ra cuộc xung đột toàn diện của hai siêu cường hàng đầu thế giới và biển Đông có thể là nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ III.

Trong vài năm qua, Washington cố gắng thoát ra khỏi các hoạt động chống những nhóm nổi dậy và khu vực Trung Đông thực sự trở thành cơn ác mộng, những thách thức mới -  phần nhiều từ những cường quốc theo chủ nghĩa xét lại - dường như đang lan tỏa toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine nhiều người công khai gọi đó là cuộc đối đầu Mỹ - Nga " Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0 "- cách gọi như vậy có lẽ là một thuật ngữ hay nhất cho một nguy cơ đáng sợ.

Tuy nhiên, dù bất cứ cuộc khủng hoảng nào cho đến thời điểm này, khi nói đến những nguy cơ mà Washington phải đối mặt trong những năm tới, không có gì đáng sợ hơn những thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra. Bắc Kinh- đại diện quyền lực của sức mạnh kinh tế và quân sự đứng thứ hai sau Mỹ - đang cố ý bẻ cong trật tự chung quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể rộng hơn, trong khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương ít nhất là phần trong tầm ảnh hưởng của mình.

 

Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên biển Đông

Từ biển Hoa Đông Trung Quốc đến các vùng nước rộng lớn của Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang thực hiện những ý định của mình một cách rõ ràng để thông báo, trật tự quốc tế hiện nay cần phải mở ra khả năng sửa đổi một số các điều khoản. Trong vài năm qua, nhiều cuộc đụng độ mang ý nghĩa này trong lĩnh vực hàng hải dân sự, tài nguyên thiên nhiên đáy biển, thành lập vùng nhận dạng phòng không và những xung đột, va chạm khác nhau trên các vùng biển gần đại lục và trên bầu trời đã gióng lên hồi chuông báo động cho tất cả các nước châu Á.

Mặc dù  Washington tuyên bố chiến lược "xoay trục" cũng như chính sách "tái cân bằng lực lượng" châu Á-Thái Bình Dương, những hành vi gây mất ổn định và những hành động mà một số người đã gọi là "cưỡng chế chủ quyền"của Trung Quốc vẫn tiếp tục không suy giảm.

Vây, tất cả những hành động này sẽ kết thúc ở chỗ nào? Liệu có khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh ở châu Á? Mỹ sẽ bị hút vào cuộc chiến?

Trong khi sự may mắn là tất cả ra chiến tranh đều điều khiển từ xa trên những màn hình và nút bấm, nhưng tất cả các bên sẽ phải chịu những tổn thất khổng lồ về vật chất và sinh mạng con người trong một cuộc đối đầu hạt nhân thảm khốc mà nguy cơ của nó vẫn còn tồn tại, lịch sự đã dạy chúng ta những bài học không thể nào quên. Trong bài viết này đề cập đến 5 tình huống, năm cách Washington và Bắc Kinh có thể thấy chính mình trong nguy cơ xung đột mở rộng.

Với khuôn khổ nội dung giới hạn,  vì lý do thời gian và không gian sẽ không bàn luận sâu về những hậu quả của một cuộc xung đột tương tự , độc giả có thể chắc chắn một điều: nếu căng thẳng leo thang vượt quá giới hạn,  chỉ một hành động của trẻ vị thành niên, trong một đụng độ độc lập, có khả năng rõ ràng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới thứ III  bùng nổ.

1. Cuộc khủng hoảng ở Biển Hoa Đông

Một khả năng cuộc chiến tranh Mỹ - Trung có thể bùng nổ là khi Washington bị cuốn vào một cuộc chiến tranh khu vực châu Á. Nhìn xa hơn cuộc chiến tranh toàn diện, hạt nhân, quy mô lớn Mỹ -Trung sẽ là cuộc đụng độ châu Á vô cùng nguy hiểm, có sức hút mạnh mẽ ở Mỹ:  cuộc chiến Trung-Nhật tại Biển Hoa Đông .

Khi tìm kiếm trên trang web The Lowy Interpreter, tác giả bài viết phát hiện ra một kịch bản giả định rất có khả năng - nơi mà hai nền kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới lao vào cuộc chiến đấu để dành quyền sở hữu những hòn đảo đá, nơi sinh sống của những bầy dê:

Hai máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc tiếp cận đánh chặn trên khoảng cách 25 feet với một chiếc tuần thám P-3 Orion của Nhật, đang bay cách quần đảo Senkaku 10 dặm phía tây. Các phi công Nhật Bản bị kích thích cực độ. Một chút thay đổi hệ thống điều khiển và máy bay Nhật Bản va chạm mạnh với một chiếc Su - 27 Trung Quốc. Cả hai máy bay nổ tung, lao xuống biển và không một người sống sót.

... Bắc Kinh cáo buộc máy bay Nhật Bản vi phạm không phận chủ quyền của Trung Quốc ... Nhật Bản tuyên bố các phi công Trung Quốc đã hành động liều lĩnh, vô trách nhiệm, không chuyên nghiệp và khiêu khích ... Chỉ 72 giờ sau đó, lợi dụng bóng đêm, một nhóm hai mươi người Trung Quốc đổ bộ trên một trong những hòn đảo tranh chấp  thuộc quần đảo Senkaku ... Lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Bản đưa một nhóm binh sĩ nhỏ tiếp cận hòn đảo. Mục tiêu của họ: đuổi những người dân bất hợp pháp ra khỏi chuỗi năm đảo tranh chấp.

... Khi lực lượng hải quân Nhật Bản tiếp cận trên khoảng cách 20 dặm tới đảo, một chiến đấu cơ  J-10 Trung Quốc tấn công uy hiếp lực lượng đặc nhiệm. Trong vòng lượn thứ hai chiếc J-10 tiếp cận một cách  nguy hiểm sát gần tàu khu trục Nhật Bản. Vì mục đích tự vệ, tàu khu trục phóng tên lửa phòng không bắn hạ máy bay Trung Quốc.

Vài giờ sau đó ... Bắc Kinh khai hỏa cảnh cáo, một tên lửa  DF-21D hay còn gọi là  "sát thủ tàu sân bay" nổ tung trên biển cách cụm binh lực đặc nhiệm Nhật Bản khoảng 10 dặm. Không chùn bước, lực lượng Nhật Bản quyết liệt đẩy nhóm người Trung Quốc ra khỏi đảo. Áp lực trong nước lên bộ máy lãnh đạo Trung Quốc gia tăng mãnh liệt. Họ cảm thấy họ không có sự lựa chọn nào khác nhưng để leo thang xung đột, phát động một cuộc tấn công vũ bão với tên lửa đạn đạo và hành trình vào lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản thì ... Thủ tướng Abe khẩn cấp gọi điện thoại cho Tổng thống Obama chính thức yêu cầu sự giúp đỡ của Mỹ ...

Trong trích đoạn trên, tôi đưa ra lập luận rằng Washington có thể không tự động nhảy vào bảo vệ Nhật Bản. Tùy thuộc bối cảnh tình huống và cấp độ nghiêm trọng, hoàn toàn có thể Washington cố gắng đóng vai trò hòa giải thay vì trở thành một bên trong xung đột, cũng tùy thuộc vào tình hình, tại sao Washington phải làm cho vấn đề trở lên tồi tệ và chính thức có vị thế trong chiến tranh, đặc biệt nếu đó là một đụng độ nhỏ với không có nhiều tổn thất sinh mạng?

Dù đây chỉ là một kịch bản tình huống, nhưng khi Trung Quốc và Nhật Bản có những mâu thuẫn sâu sắc trên biển Hoa Đông và Mỹ tiếp tục tuyên bố rằng khi quần đảo Senkaky đang nằm trong quyền quản lý hành chính của Nhật thì quần đảo này cũng nằm dưới chiếc ô bảo hộ của liên minh quân sự Nhật - Mỹ.Điều này có nghĩa là nguy cơ xung đột giữa Bắc Kinh và Washington luôn luôn tiềm ẩn.  Trên thực tế, nếu Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng căng thẳng đến mức xung đột vũ trang, có rất nhiều tình huống mà Washington buộc phải hành động theo hiệp ước đồng minh và tiến hành cuộc chiến chống lại các hành động của Bắc Kinh - đây là  lý do nữa khiến Mỹ phải hỗ trợ tìm kiếm cơ chế làm dịu căng thẳng ở biển Hoa Đông trong một thời gian dài.

2.  Khủng hoảng ở Biển Đông

“Vạc lửa châu Á” là tên gọi chính xác mà cộng tác viên báo The National Interest Robert Kaplan đã gọi cho vùng nước nóng bỏng này , Biển Đông đến nay vẫn tiếp tục là vết thương chưa kín miệng trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc, có thể chảy máu và gây đau đớn bất cứ lúc nào. Việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền bằng đường “chín đoạn” (đôi khi còn gọi là đường mười đoạn), mà căn cứ trên một câu nói ngẫu hứng của một sĩ quan Quốc Dân Đảng, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông sẽ luôn có khả năng dẫn đến một cuộc đụng độ “không chủ ý” có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lớn hơn mà Mỹ bắt buộc phải can thiệp.

Tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định những tuyên bố “chủ quyền” trên Biển Đông có ý nghĩa “cốt lõi” khi đã nhận rõ các bên tham gia trong tranh chấp. Hàng  nghìn tỷ đô la giá trị hàng hoá vận tải thương mại di chuyển qua huyết mạch quan trọng này của thế giới. Hàng nghìn tỷ tài nguyên tự nhiên như dầu, khí đốt thiên nhiên và khoáng sản quý báu. Với nhiều tuyên bố lãnh thổ chồng chéo, thế giới chỉ có thể là rất may mắn khi chưa có một cuộc khủng hoảng lớn vượt ra ngoài tầm kiểm soát.  

Trên Biển Đông, nguy cơ rủi ro quá rõ ràng: nếu một đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Philippines, tham gia vào cuộc đụng độ quy mô lớn với Trung Quốc, liên minh quân sự Mỹ - Philippines có thể bị cuốn vào phản ứng dây chuyền của sự cố. Trong khi Washington đang mơ hồ về những loại kịch bản nào sẽ xuất hiện trở lại thì Manila đã rơi vào xung đột quy mô lớn, Mỹ sẽ phải tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này làm gia tăng đáng kể khả năng dẫn đến cuộc đụng độ vũ trang Washington - Bắc Kinh.

3. Sự cố trên biển Đông dẫn đến cuộc đối đầu "không chủ ý"

Với tính dân tộc cực đoan của ngư dân hoặc hải quân Trung Quốc, một cuộc đụng độ trên biển (đâm tàu, thuyền, tấn công bằng vũ khí lạnh) cướp đi sinh mạng của thủy thủ Trung Quốc hay Mỹ có thể là tia lửa làm leo thang căng thẳng hoặc bùng nổ xung đột vũ trang cướp đi nhiều mạnh sống.

Chiến hạm Trung Quốc đang theo dõi một tàu tuần duyên Mỹ

Một ví dụ điển hình: 05.12.2013, một sự cố mà tàu hải quân Mỹ đã suýt va chạm với một tàu chiến Trung Quốc khi chiếc này tiếp cận quá gần . Theo báo cáo của hạm đội Thái Bình Dương Mỹ: "Trong khi hoạt động hợp pháp trên vùng nước quốc tế Biển Đông, tàu USS Cowpens (CG-63) và một chiến hạm của Hải quân PLA đã xảy ra một sự cố cận đối đầu khiến tàu USS Cowpens phải cơ động nhanh để tránh va chạm”.

Bản báo cáo giải thích "vụ việc này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo những tiêu chuẩn cao nhất của các hoạt động hàng hải chuyên nghiệp, bao gồm cả vấn đề đảm bảo thông tin liên lạc giữa các tàu khác nhau trên biển, giảm thiểu các nguy cơ ngoài ý muốn, sự cố rủi ro .. " Cần nhận thức vấn đề này không phải là sự cố duy nhất của một vụ va chạm suýt gây thảm họa trên biển, chúng ta phải cân nhắc khả năng một tàu Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ va chạm trong tương lai.

Dường như hơi viễn tưởng khi một cuộc chiến tranh có thể châm ngòi từ một vụ va chạm tàu  biển, nhưng nếu tổn thất sinh mạng quá nặng nề, hành động dường như có chủ ý, tuyên bố hai bên quá cứng rắn, sự cố được ghi nhận và lan tỏa đến mọi nơi trên thế giới với tốc độ gây sốc và bình luận cực đoan (phương tiện truyền thông xã hội nhanh chóng, tức thời và chu kỳ cung cấp tin tức 24 giờ không ngừng nghỉ), có thể tin rằng, quan hệ Mỹ - Trung Quốc sẽ lao dốc về phía khủng hoảng.

 

Tàu hải cảnh của Trung Quốc xuất cảng

Một điều chắc chắn làm tăng nguy cơ tình huống khi áp lực cùng đến từ các điểm nóng khác trên Biển Đông hay biển Hoa Đông, biểu tình, phát ngôn của những bình luận viên thậm chí các đòn tấn công trả đũa của các hackers (chính thức hoặc không chính thức) – hình thành hàng loạt các sự kiện dây chuyền mà một bên đối đầu cảm thấy buộc phải hành động dứt khoát nếu các nhà lãnh đạo cho rằng xung đột vũ trang trở nên không tránh khỏi.

4. Chạm trán trên không

Một sự cố gây ớn lạnh xương sống đã xảy ra một lần. Vào năm 2001, máy bay tuần thám Orion P-3  Mỹ đã va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc, gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng trong quan hệ Mỹ-Trung với mức độ căng thẳng chưa từng có kể cả những ngày đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh. Tại Washington thời điểm này người ta đã đề cập đến sự thay đổi cơ bản trong phương pháp tiếp cận với Trung Quốc – một điều gì đó hơn cả đường lối cứng rắn.

Các lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng hai quốc gia đang dẫn đầu một cuộc xung đột khi Trung Quốc nổi lên như một sức mạnh kinh tế và quân sự ở châu Á." Tất nhiên đường lối chính sách đã thiết lập những căng thẳng càng tăng cao trong thời gian gần đó, nhưng sự kiện 9/11 đã xen vào chính sách cứng rắn này và làm thay đổi quan điểm, Mỹ chuyển hướng từ châu Á về lại Trung Đông.

Một điều đáng tiếc là những sự cố tương tự dẫn đến khả năng đụng độ Mỹ - Trung Quốc trên không trung vẫn có nguy cơ xảy ra. Tháng 8.2014, một máy bay phản lực Trung Quốc đã thực hiện động tác đánh chặn nguy hiểm sát máy bay tuần thám Mỹ P-8 Poseidon. Các quan chức đã miêu tả "Máy bay phản lực Trung Quốc ... bay sạt qua mũi của chiếc P-8 với góc đánh chặn là  90 độ hướng bụng về phía P-8 Poseidon, chúng tôi tin là đã nhìn thấy rất rõ các điểm treo vũ khí ...

"Các sĩ quan cũng nhấn mạnh rằng máy bay Trung Quốc" bay ngay phía dưới và song song với P-8, xoay đầu cánh máy bay của họ ... trên khoảng cách 20 feet, sau đó tiến hành kỹ thuật bay vòng xoáy tử thần quanh P-8, theo đường vòng 45 feet. "Có thể thấy đây là một sự cố gây chết người?”

5. Điểm nóng Đài Loan

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc đã giảm đáng kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Ma năm 2008, không có gì đảm bảo rằng Bắc Kinh có thể không gây áp lực lôi kéo sự trở về của cái gọi là "tỉnh phản loạn." Thực tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ám chỉ một khả năng như vậy khi nói: "các vấn đề bất đồng chính trị tồn tại giữa hai bên từng bước phải đạt được giải pháp cuối cùng, những vấn đề mâu thuẫn không được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác."

Vậy làm thế nào Đài Loan có thể đóng vai trò ngòi nổ cho cuộc chiến tranh Mỹ - Trung? Đơn giản. Theo một báo cáo thường xuyên từ Trung tâm phân tích chiến lược và ngân sách (CSBA) tại Washington.D.C đã nhấn mạnh: những căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên bờ của eo biển Đài Loan vẫn không hề thay đổi:

Mặc dù có những cải thiện trong không khí quan hệ giữa hai bờ eo biển ... tính chất cơ bản của các mâu thuẫn không thay đổi. Bắc Kinh không từ bỏ việc sử dụng vũ lực như một phương tiện để thống nhất đất nước, Trung Quốc vẫn từng bước đều đặn, có phương pháp gia tăng số lượng và chất lượng lực lượng pháo binh, tên lửa, không quân  nhằm vào mục tiêu “giải phóng” Đài Loan như một lời nhắc nhở liên tục và nghiêm túc ... Đồng thời, nhiều cuộc thăm dò cho thấy rằng phần lớn người dân Đài Loan tiếp tục phản đối sự hợp nhất.

Trong khi vị thế chính thức của hai bên trong quan hệ không thay đổi thì cán cân lực lượng quân sự trên eo biển đã nghiêng tuyệt đối về phía Trung Quốc .... Hai thập kỷ tăng trưởng hai con số hàng năm trong ngân sách quân sự Trung Quốc đã dẫn đến việc ưu thế sức mạnh Bắc Kinh có được khoảng cách rất rộng so với Đài Loan, điều đó dẫn đến nguy cơ Đài Loan khó có thể chịu được một cuộc tập kích quy mô lớn của Trung Quốc, rõ nét hơn bóng ma ám ảnh khả năng sát nhập cưỡng bức nhanh trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp.

Tồn tại một khả năng thực tế là khi có sự thay đổi lãnh đạo Đài Loan, đặc biệt nếu một ứng viên của đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, có thể lập tức gia tăng căng thẳng, nếu Bắc Kinh tăng cường nỗ lực tiếp tục ràng buộc Đài Loan phụ thuộc vào Trung Quốc. Có thể dễ dàng nhìn thấy Bắc Kinh bắt đầu tăng áp lực với Đài Bắc – thúc đẩy tiến trình giải quyết những gì  mà các lãnh đạo Trung Quốc đã nói nhiều lần - một trong những điểm quan trọng nhất của "lợi ích cốt lõi" của Trung hoa đại lục.

Tàu sân bay Mỹ trên biển Nhật Bản

Rõ ràng, Washington phải quan tâm nhiều hơn đến xu hướng tương tự mà khi tình huống xảy ra có thể nhanh chóng biến thành cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Trung. Nếu Trung Quốc đe dọa dùng sức mạnh để sát nhập Đài Loan bằng vũ lực hoặc khởi động một cuộc xâm lược quy mô lớn, điều đó dẫn đến xung đột Mỹ-Trung Quốc một cách chắc chắn.

Kết luận

Không có gì tiêu tốn trí tuệ  hơn việc nghiên cứu những khả năng của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung. Trong khi nguy cơ của xung đột có vẻ rất xa xôi, nhưng số lượng các điểm căng thẳng có thể châm ngòi chiến tranh lại quá nhiều so với những nguyên tắc có thể xảy ra tình huống như vậy. Đây là một trong những lý do tại sao cả hai phía đều cần phải hành động, hướng tới một giải pháp giảm bớt căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh.

Hiện chỉ còn một chốt an toàn mong manh duy nhất, nếu được cả hai bên quan tâm sẽ giảm thiểu được một phần trong những tình huống dẫn đến xung đột tiềm năng. Tháng 11.2014, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết hai biên bản ghi nhớ (MOU) có liên quan đến những sự cố trên không trung và mặt biển.

Như tác giả Peter Dutton đã viết trên The National Interest vài tuần trước đây , các bản ghi nhớ "MOU sẽ giảm nguy cơ khủng hoảng ... Tuy nhiên, Dutton cũng lưu ý rằng, các MOU không loại bỏ nguy cơ, vì các văn bản này không loại bỏ các “lợi ích” khác nhau và đó mới là gốc rễ của khủng hoảng. Ngay cả khi các văn bản MOU gia tăng sự hiểu biết, nhận thức về cách ứng xử nhưng không thể thay thế những vấn đề liên quan đến quyền lực. "

Rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc có nhiều lý do để tăng  cường sự gắn kết trong tương lai với những gì đã có được trong thời gian dài của mối quan hệ rất thành công, mặc dù gần đây là sự căng thăng  - hơn 550 tỷ USD thương mại song phương là một trong nhiều kết quả đạt được. Tuy nhiên, như Graham Allison giải thích trong bài viết đăng cách đây hơn 1 năm "khi một lực lượng thống trị tăng cường sức mạnh đều đặn và vượt trên các đối thủ, rắc rối xảy ra sau đó. 11 trong số 15 trường hợp trong 500 năm gần đây, kết quả là chiến tranh”.

Chỉ một thực tế là lực lượng chính trị có thể buộc các nhà hoạch định chính sách ở Washington và Bắc Kinh hướng tới việc tránh hậu quả mà Allison gọi là" bẫy Thucydides”. Có nghĩa là xung đột chỉ có thể không sảy ra nếu như có những nỗ lực chính trị ngăn cản chúng. Nếu cuộc chiến bùng nổ thì đó là sự khủng khiếp hơn tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng.

* Tác giả Harry J. Kazianis - biên tập viên của tờ  RealClearDefense , trang web thành viên nhóm các trang điện tử  RealClearPolitics . Kazianis là thành viên cao cấp Chính sách Quốc phòng tại Trung tâm vì quyền lợi của quốc gia, là thành viên cao cấp của Viện Chính sách Trung Quốc.

Theo: QPAN