Tương lai của các quy tắc hàng hải toàn cầu và cân bằng quyền lực ở châu Á đang bị đe dọa ở Biển Đông. Đó là khu vực hết sức giá trị với gần một nửa vận tải thương mại của toàn thế giới và 5.000 tỷ USD hàng hóa đi qua vùng biển này mỗi năm, nối liền những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Vượt qua giá trị kinh tế và chiến lược của Biển Đông, vấn đề là Trung Quốc phản ứng như thế nào với luật quốc tế sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh đang nổi lên của Trung Quốc và những quy tắc nước này muốn định hình trong khu vực.
Trong cuốn sách mới “Xoay trục: tương lai của năng lực quản lý Mỹ ở châu Á”, Cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đã đưa ra một lựa chọn khắc nghiệt đối với châu Á, phần lớn được định hình bởi cuộc cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Campbell coi Trung Quốc là nhân tố quyết định: liệu các lãnh đạo nước này rốt cuộc có tuân theo các quy tắc và tập quán của thế kỷ XXI hay họ sẽ quay trở lại vùng ảnh hưởng của thế kỷ XIX?
National Interesr ghi nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông phù hợp với mong đợi, ủng hộ cho tuyên bố của Philippines, chống lại cái gọi là “đường chín đoạn” và “quyền lịch sử” ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong khi rất nhiều chuyên gia coi tranh chấp trên Biển Đông là phép thử giới hạn về khả năng của Mỹ nhằm giữ vững nguyên trạng cân bằng quyền lực ở châu Á, những tranh chấp này đã khiến các vùng biển trở nên hỗn độn, căng thẳng và làm xao nhãng khỏi bức tranh toàn cảnh. Biển Đông mới chỉ là biểu hiện đầu tiên của một cuộc tranh đấu rộng hơn về luật pháp quốc tế cũng như các giá tri và tương lai của trật tự toàn cầu diễn ra ở châu Á.
Phán quyết của Tòa Trọng tài là về các bãi đá và các thực thể địa lý chìm dưới mực thủy triều lên, chứ không phải về vấn đề chủ quyền như các nhà bình luận Trung Quốc đã nhấn mạnh.
Philippines đã kiện ra Tòa án quốc tế để xác định xem các bãi đá, rặng san hô và bãi cạn lúc nổi lúc chìm có được coi là đảo hợp pháp và có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí hay không.
Tòa Trọng tài đã thẳng thừng bác bỏ cách Trung Quốc định nghĩa các căn cứ hải quân nhân tạo xây trái phép chính là đảo và vô hiệu hóa tuyên bố mơ hồ của nước này đối với vùng lãnh hải nằm trong “đường chín đoạn” mà Trung Quốc ngang nhiên gọi là “quyền lịch sử” đối với các ngư trường nằm rất xa về phía nam Trung Quốc. Phán quyết cũng coi hành động quấy rối của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam và Philippines là trái với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo National Interest, người ta đã chứng kiến Trung Quốc chống đối lại phán quyết của tòa án UNCLOS, dựa vào ASEAN để chia rẽ khả năng của các tổ chức đa phương đưa ra tuyên bố chung phản đối hành vi của Trung Quốc và dụ dỗ các nước láng giềng bằng con mồi kinh tế để đạt được mục đích. Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sẵn sàng tuân theo những quy tắc luật pháp quốc tế hiện hành.
Căng thẳng hiện nay sẽ thử thách sức chịu đựng, sự linh hoạt của luật quốc tế cũng như sự sẵn sàng của Trung Quốc chấp nhận nguyên trạng hay sẽ tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện hành. Như thượng nghị sĩ Ben Cardin đã nhấn mạnh trên trang Chính sách đối ngoại: “Hiện nay là thời điểm cho các quốc gia chọn giữa tiếp tục xây dựng một thế giới với những luật lệ, nguyên tắc và trật tự hay sẽ quay trở về thế giới bất ổn với những thế lực chính trị lớn”.
Cuộc đấu Mỹ-Trung
Bên cạnh việc tranh giành các nguồn tài nguyên như hải sản, dự trữ hydrocarbon và kiểm soát các điểm huyết mạch chiến lược như Eo biển Malacca (hiện đang được Singapore, Malaysia và Indonesia phối hợp tuần tra chung), Trung Quốc và Mỹ đang bị mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này. Hai bên có hai hệ thống chính trị, giá trị và thế giới quan khác nhau, và những điều này thể hiện trong sự quan tâm của Mỹ tới việc Myanmar mở cửa dân chủ ở biên giới Trung Quốc, việc Thái Lan xoay sang Trung Quốc kể từ cuộc đảo chính năm 2014 và chính sách đối ngoại theo truyền thống trung lập như Indonesia và Ấn Độ.
Cuộc chạy đua của các cường quốc đã khiến Mỹ ủng hộ cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và phản đối Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc hậu thuẫn. Với tầm nhìn cạnh tranh, Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách viết luật lệ cho cấu trúc thương mại toàn cầu thế kỷ XXI. Những tham vọng xung đột của hai nước thể hiện những bất đồng về tương lai của khu vực và việc hòa giải những thế giới quan khác biệt nhau vẫn là thách thức cho các thế hệ tiếp theo ở châu Á. Họ sẽ không dễ dàng thay đổi xu hướng kể từ khi chính phủ Trung Quốc, Mỹ và Philippines đặt uy tín quốc gia lên các tuyên bố về lợi ích quốc gia trên đấu trường này.
Chủ nghĩa dân tộc - con dao hai lưỡi
Trung Quốc nhận ra rằng chủ nghĩa dân tộc là một lực lượng mạnh mẽ nhưng khó sử dụng và có thể phản tác dụng nếu không quản lý một cách cẩn thận lời kêu gọi quần chúng hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc khỏi “quân xâm lược nước ngoài”. Trong khi một nhà quan sát Trung Quốc đã viết trên trang Foreign Policy “Trung Quốc tiếp tục coi những mối đe dọa đối với đất nước đến từ trong nước hơn là từ bên ngoài”.
Cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đều tung ra những tuyên bố cứng rắn. Đô đốc hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cảnh báo rằng “một sự cố nhỏ có thể châm ngòi chiến tranh”, còn Đô đốc Mỹ Harry Harris đã thúc giục Washington đối đầu với “Trường Thành Cát” trên biển của Bắc Kinh. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho những cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Trung Quốc đã báo hiệu rằng nước này sẵn sàng đối thoại. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải, đã phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ vào chiều hôm 12/7 rằng: “Trung Quốc vẫn cam kết đàm phán và tham vấn với các bên khác. Quan điểm này chưa bao giờ thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi”.
Theo National Interest, về phía Mỹ cần đưa ra chiến lược khu vực rộng lớn hơn nhằm thức tỉnh nhận thức sai lầm của Trung Quốc về chiến lược ngăn chặn trong khi Mỹ vượt qua thế lưỡng nan về an ninh ở Biển Đông. Giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia cấp cao phụ trách châu Á Daniel Kritenbrink mới đây đã tuyên bố tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế rằng: “Chúng tôi có chiến lược châu Á bao gồm cả Biển Đông chứ không phải là ngược lại”.
Nhìn xa hơn phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ nên khéo léo gắn kết với giới lãnh đạo Trung Quốc trực tiếp thông qua các cuộc đối thoại cấp cao một cách thẳng thắn, trong khi vẫn thúc đẩy đối thoại khu vực với các đối tác trong ASEAN.
Có thể thỏa hiệp
Cuối cùng, hai cường quốc cần phải vượt lên trên vấn đề Biển Đông và giảm căng thẳng sau phán quyết của tòa án quốc tế. Cả hai bên cần tìm cách quay trở lại với những hành vi an toàn và có thể dự đoán được. Bộ quy tắc chung về các vụ va chạm bất ngờ trên biển (CUES) năm 2014 đã tạo nên một cơ sở tốt để hai bên tăng cường các hành động trách nhiệm trong lĩnh vực này. Trung Quốc và Mỹ cũng nên tiếp tục cuộc đàm phán vẫn chưa kết thúc về hiệp định đầu tư song phương (BIT)
National Interest nhận định, Trung Quốc có khả năng sẽ đặt mục tiêu kiểm soát chủ nghĩa dân tộc cực đoan chặt hơn vào thời điểm trước thềm Hội nghị thượng định G20 mà nước này làm chủ trì ở Hàng Châu vào tháng 9 tới (quả thực Trung Quốc đã kiểm duyệt các tin nhắn trực tuyến kêu gọi xung đột vũ trang sau phán quyết Biển Đông). Hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ cung cấp một cánh cửa quan trọng cho cơ hội theo đuổi đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng ở cấp cao.
Tiếng nói của Đông Nam Á đến nay đã đáp trả với sự tự tin và kiềm chế. Đáng chú ý nhất là Tổng thống Philippines Duterte đã cử cựu Tổng thống Fidel Ramos làm đặc sứ sang Trung Quốc và theo đuổi đối thoại song phương ngay sau quyết định của tòa án.
National Interest kết luận, cân bằng quyền lực ở Đông Á xoay quanh sự hợp tác giữa các nước lớn trên một loạt các vấn đề quốc tế, từ biến đổi khí hậu tới chống cướp biển và xóa đỏi giảm nghèo. Quả thực, như Đô đốc Ngô Thắng Lợi trả lời tờ Tân Hoa xã, “hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất”. Thật đáng tiếc nếu Biển Đông trở thành ngõ cụt, ngăn cản hiệp ước Mỹ- Trung và sự ổn định trong khu vực - điều có lợi cho cho tất