Mỹ tập kích tên lửa Syria, phiến quân thánh chiến phản ứng ra sao?

VietTimes -- Cuộc tấn công tên lửa của Mỹ gây ra làn sóng cảm hứng từ các truyền thông viên mạng xã hội ủng hộ thánh chiến, nhưng trên truyền thông, phản ứng của các nhóm thánh chiến tương đối khác nhau, khá đa dạng từ những lời kêu gọi can thiệp quân sự đến các cảnh báo về âm mưu của Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa Mỹ phóng Tomahawk
Tàu khu trục tên lửa Mỹ phóng Tomahawk

Jaish al-Islam: tổ chức Hồi giáo cực đoan thánh chiến với tên gọi là “Quân đội Hồi giáo”, được sự hậu thuẫn từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả rập Xê út. Đây là tổ chức Hồi giáo cực đoạn mạnh nhất trên vùng ngoại ô Damascus. Tổ chức này đưa ra một tuyên bố thay mặt cho tất cả các nhóm của Quân đội Syria tự do FSA bao gồm cả những nhóm khác như Ahmad Al-Abdo, Jaish al-Izza, Sokour al-Sharkia và nhóm Quân đội Idlib tự do.

Tất cả các nhóm phiến quân này hiện đang tham gia vào các cuộc đụng độ ở Idlib, Lattakia, Dara'a và Qalamoun. Tuyên bố hoan nghênh cuộc tấn công của Mỹ, nhận định đó là một bước ngoặt lớn trong chính sách của Mỹ tại Syria. Tuyên bố còn kêu gọi sự viện trợ và can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ  thay vì những hoạt động chính trị. Chính Jaish al-Islam và các nhóm khác thuộc FSA đã tham gia cùng Hay’at Tahrir al-Sham tiến hành chiến dịch tấn công trên vùng nông thôn miền bắc tỉnh Hama

Ahrar al-Sham: đây là một trong những nhóm Hồi giáo cực đoan lớn nhất ở miền bắc và miền tây nam Syria, có liên quan đến tổ chức cũ Những anh em Hồi giáo. Nhiều nước coi đây là một nhóm khủng bố, trong đó Nga. Các thủ lĩnh của nhóm này không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào ủng hộ cuộc tấn công của Mỹ. Nhưng tuyên bố cáo buộc về cuộc tấn công ở thị trấn Khan Shekhon, nhóm chiến binh thánh chiến này kêu gọi Mỹ trực tiếp tham gia vào xung đột. Có vẻ như Ahrar al-Sham không muốn hạ mình với một tuyên bố ủng hộ cuộc tấn công của Mỹ do những tuyên bố chống Mỹ trước đây trong thế giới Hồi giáo cực đoan Trung Đông.

Hay'at Tahrir al-Sham (trước đây là Jabhat al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda Syria): nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan mạnh nhất ở Syria không đưa ra tuyên bố chính thức nào lên án vụ tấn công hóa học ở Khan Shekhon hoặc bất cứ tuyên bố nào về cuộc tấn công tên lửa Mỹ. Nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài khoản truyền thông mạng xã hội liên quan tổ chức này xuất hiện những nhận định mang tính cảnh báo, cho rằng cuộc tấn công của Mỹ là một âm mưu.

Các truyền thông viên ủng hộ Al-Qaeda Syria sử dụng các cụm từ mô tả cuộc tấn công như "Trump cứu Assad!". Musleh al-A'yani (một trong những thành viên của nhóm  Sheikhs – nhóm các thủ lĩnh cao cấp) cho rằng, cuộc tấn công này là một thủ đoạn gian lận của Mỹ nhằm đánh lừa sự cảnh giác của người Syria.

Nhưng tổ chức Hay'at Tahrir al-Sham lập tức tiến hành các cuộc tấn công mạnh hơn ở Daraa và miền bắc Hama, một số nguồn tin trên mạng xã hội đưa ra những bằng chứng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tổ chức Mũ bảo hiểm trắng với Al-Qaeda Syria, cho thấy có sự liên quan đáng kể giữa những hoạt động của nhóm với cuộc tấn công tên lửa Tomahawk của Mỹ

IS thì không công bố bất kỳ tuyên bố nào nhưng gần như đồng thời tiến hành hai cuộc tấn công đánh vào các vị trí của quân đội Syria trên con đường Faraklas, một cuộc tấn công trên hướng tây bắc căn cứ không quân Sha'yrat và một cuộc tấn công khác phía tây Taifour, sát hại một số binh sĩ Syria.

Cận cảnh vụ phóng tên lửa vào Syria từ chiến hạm Mỹ

NT