Mỹ tái khởi động liên minh hải quân châu Á -TBD đối chọi Trung Quốc

VietTimes -- Trong thời điểm ba nước Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tổ chức tập trận chung, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris đã đưa ra lời đề nghị tái khởi động liên minh hải quân châu Á – Thái Bình Dương vốn đang được gác lại trong 10 năm nay, dùng liên minh này để đối chọi với Trung Quốc.
Tàu sân bay Mỹ huấn luyện thực chiến trên biển Đông.
Tàu sân bay Mỹ huấn luyện thực chiến trên biển Đông.

Thời gian gần đây, những lời phát ngôn của Mỹ về tình hình biển Đông tăng lên rõ rệt, trong thời điểm ba nước Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tổ chức tập trận chung, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris đã đưa ra lời đề nghị tái khởi động liên minh hải quân châu Á – Thái Bình Dương vốn đang được gác lại trong 10 năm nay, dùng liên minh này để đối chọi với Trung Quốc.

Ngày 2/3, Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris của Mỹ đã phát biểu trong  Đối thoại Raisina (Đối thoại Shangri - La phiên bản Ấn  Độ) rằng, tự do hàng hải là quyền lợi cơ bản của tất cả các quốc gia, “không có quốc gia nào cho rằng tự do hàng hải là sự đe dọa”. Các quốc gia cùng chung chí hướng như Mỹ, Australia và Ấn Độ có thể tiến hành hoạt động quân sự ở bất cứ vùng biển chung nào. Ông Harry Harris còn thẳng thắn chỉ trích: “Một số quốc gia âm mưu thông qua thủ đoạn dọa nạt, chèn ép, hà hiếp các nước nhỏ”, đồng thời bày tỏ sự đồng tình với việc Ấn Độ giải quyết những tranh chấp trên Ấn Độ Dương thông qua biện pháp hòa bình.

Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris kêu gọi các nước đồng minh liên kết đối chọi với hành vi bành trước của Trung Quốc trên biển Đông

Ông Harry Harris nhấn mạnh, Mỹ mong muốn mở rộng cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ấn Độ thành hành động phối hợp chung ở châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên hành động này có thể khiến Ấn Độ bị cuốn vào những tranh chấp trên biển Đông. Chính sách của Mỹ và Ấn Độ đang “tương giao với nhau” ở thời điểm chín muồi: “Tổng thống Obama đang áp dụng chiến lược trở lại châu Á – Thái Bình Dương, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang thúc đẩy chính sách Đông tiến, trong một tương lai không xa, hải quân Mỹ và Ấn Độ sẽ hoạt động ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương, và hành động này sẽ thu hút sự ủng hộ của nhiều quốc gia.

Ông Harrry Harris đề nghị tái khởi động liên minh chiến lược phi chính thức do hải quân các quốc gia gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ lập thành. 10 năm trước, liên minh mang tính chất thử nghiệm này đã phải giải tán do sự phản đối về ngoại giao của Trung Quốc.

 
Mỹ tái khởi động liên minh hải quân châu Á -TBD đối chọi Trung Quốc ảnh 2

Hải quân Mỹ và Ấn Độ trong cuộc tập trận Malabar ở vịnh Bengal tháng 10/2015.

Ngày 3/3, tờ Times of India cho biết, Washington đang hết sức nỗ lực, đưa Ấn Độ vào khuôn khổ đối thoại an ninh 4 bên là Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy hai nước Mỹ - Ấn Độ ký kết hiệp định quân sự song phương, đối chọi với thực trạng Trung Quốc “giương oai múa võ” ở khu vực này. Ngày 3/3, đài truyền hình TNN của Ấn Độ đưa tin, dự đoán rằng, cuộc tập trung giữa ba nước sẽ khiến mối quan hệ giữa họ với Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Năm 2007, vì cuộc tập trận giữa Ấn Độ và Mỹ tại vịnh Bengal có sự tham gia của Nhật Bản, Australia và Singapore đã khiến Trung Quốc vô cùng phẫn nộ. Bắc Kinh cho rằng đây là trục an ninh kìm hãm sự phát triển của họ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, năm 2015, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn một lần nữa yêu cầu Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận có liên quan.

Viện nghiên cứu Okazaki chỉ ra rằng, kìm chế Trung Quốc không thể chỉ trông chờ vào Mỹ mà phải dựa vào các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh. Nhật Bản – quốc gia đang tăng cường chủ trương chính trị tuyên bố, Mỹ cũng cần đưa ra nhiều thách thức với Trung Quốc hơn, “Mỹ không muốn bị cho rằng thể hiện lập trường yếu đuối trước Trung Quốc trong vấn đề biển Đông”.

Tờ The New York Times cho rằng, Ấn Độ khá thận trọng trong việc gia nhập liên minh chiến lược. Mỹ đã nhiều lần đề nghị với Ấn Độ, mong muốn hải quân Ấn Độ cùng hải quân một số nước lớn khác ngăn chặn các hành vi bành trướng của Trung Quốc trên biển. Lời đề nghị lần này của ông Harry Harris là lần mới nhất trong số đó.

Một số chuyên gia Trung Quốc thì cho rằng, Mỹ tổ chức các nước lớn trên biển Đông tiến hành tập trận chung, tín hiệu muốn gửi tới Trung Quốc là tập thể gây sức ép. Những chuyên gia này cho rằng Ấn Độ sẽ không tham gia vào các cuộc tập trận trung này, vì sợ Trung Quốc sẽ trả thù. Trung Quốc có rất nhiều phương thức trả thù Ấn Độ, như đưa tàu sân bay sang cảng Gwadar của Pakistan. Pakistan từng đề nghị quân đội Trung Quốc đồn trú tại nước này, tuy nhiên Trung Quốc đã từ chối. Hành động trả thù này chẳng khác gì đưa hải quân sang cổng nhà New Dehli.

Tàu sân bay USS John C. Stennis hôm 25/2 trên biển Philippines. 

Trước lời phát ngôn của ông Harry Harri, ngày 4/3, tờ báo dân tộc chủ nghĩa Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đăng tải bài xã luận chỉ trích rằng, vị tư lệnh hải quân này muốn kéo Ấn Độ vào các hoạt động thị uy quân sự của Mỹ và Nhật Bản nhằm mục đích phô trương thanh thế. Mỹ không thể điều động Ấn Độ, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Australia cũng không có nhiều “can đảm” để tiến vào biển Đông và áp dụng các hành động thực chất nhằm vào Trung Quốc.

Nếu muốn làm việc lớn, ông Harry Harris phải tự đưa quân đội của mình vào biển Đông. Hoàn Cầu nhấn mạnh, những điều ông Harry Harri nói càng nhắc nhở người Trung Quốc phải “tăng cường xây dựng đảo, bố trí nhiều vũ khí hơn” trên biển Đông. Việc Mỹ không ngừng tăng cường sự tồn tại về quân sự ở biển Đông, ngoài việc bố trí đủ binh lực để đối phó với những thách thức từ phía Mỹ,  Trung Quốc “còn có sự lựa chọn nào khác”?

Không cần  bàn cãi nhiều, thực tế đã chứng minh cho lời dự đoán của Hoàn Cầu: Mỹ đã điều động một cụm tác chiến tàu sân bay cùng nhiều chiến hạm hộ tống đến Biển Đông, khu vực mà Washington lo ngại đang bị Bắc Kinh thúc đẩy tham vọng độc chiếm làm "ao nhà”.

Tàu khu trục Lassen của Mỹ đi tuần trên biển Đông hồi cuối năm 2015

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA ngày 3/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter mới có bài phát biểu ở Câu lạc bộ liên bang San Fransisco, lên án các hành vi của Trung Quốc: “Trung Quốc không thể tiến hành quân sự hóa biển Đông”, “hành động đặc biệt ắt sẽ gây ra hậu quả đặc biệt”. Để giải thích cho cái gọi là “hậu quả đặc biệt”, ông Carter cho rằng, quân đội Mỹ đã tăng cường lực lượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kế hoạch từ này đến trước năm 2020 sẽ đầu tư 425 triệu USD để tiến hành nhiều đợt huấn luyện hơn cùng các quốc gia “vì các hành động của Trung Quốc mà cảm thấy bất an”. Ông Carter cho rằng, hành động của Trung Quốc đã khiến hiệp định 3 bên nảy sinh, và mấy năm về trước, loại hiệp định này vốn “không thể tưởng tượng”.

Ông Carter cho biết, Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch chi 8 tỉ USD cho năm tài chính 2017 để mở rộng hạm đội tàu ngầm và máy bay không người lái dưới nước. “Không còn nghi ngờ gì nữa, những hành động này sẽ gây ra nhiều hậu quả” – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ anh ninh trên biển toàn cầu của quân đội Mỹ, đặc biệt tại biển Đông.  

Đ.Q