Mỹ có phong tỏa nổi Trung Quốc nếu có biến?
VietTimes -- Giáo sư và chuyên gia về Trung Quốc của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, ông Gabriel B. Collins cho rằng nếu có chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc thì Mỹ sẽ không thể thắng cuộc chiến nếu chỉ dựa vào việc phong tỏa nguồn cung dầu của Trung Quốc.
Liệu Mỹ có nên phong tỏa nguồn dầu của Trung Quốc trong thời điểm xảy ra chiến tranh? Đây là một ý tưởng hấp dẫn có thể cho phép Mỹ thúc đẩy một cách giải quyết dàn xếp cuộc xung đột mà không phải đối phó với hệ thống chống tiếp cận - chống xâm nhập của Trung Quốc. Nhưng liệu chiến lược này có thành công. Nghiên cứu trên Trường Hải chiến Mỹ đã nêu ra một số hoài nghi.
Trung Quốc rất phụ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài và con đường giao thương trên biển của nước này là một điểm yếu dễ bị cắt đứt. Điều này đã khiến một số nhà phân tích suy nghĩ xem cách tốt nhất để Mỹ khai thác điểm yếu này trong chiến tranh là gì. Việc phong tỏa đôi khi rất hữu dụng ngay cả trong cuộc xung đột của những cường quốc.
Việc Anh phong tỏa Đức trong Thế Chiến I đã khiến Đức bại trận. Mặc dù những nỗ lực thiết lập sự phong tỏa bằng tàu ngầm của Đức đối với Anh thất bại trong cả hai cuộc Thế Chiến, nó cũng khiến cho giới quyền uy nước Anh liên tục phải lo lắng. Trong những ngày tàn của Thế Chiến II, sự phong tỏa của Mỹ với Nhật đã rất thành công khiến kinh tế và quân sự của Nhật từ từ đình trệ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Trong một bài viết trên trang của Trường Hải chiến Mỹ, Gabriel Collins đã đánh giá viễn cảnh phong tỏa nguồn dầu của Trung Quốc và cho thấy điều này không thật sự lý tưởng. Collins đã tính toán các khía cạnh về chiến thuật và phương pháp tác chiến khi phong tỏa dầu chống lại Trung Quốc. Việc cấm vận chuyển dầu mỏ trên biển sẽ rất phức tạp vì nhiều nước trong khu vực cũng phụ thuộc vào cùng tuyến đường giao thương với Trung Quốc. Hải quân Mỹ sẽ phải cấm các tuyến đường trên Ấn Độ Dương cũng như trên Biển Đông. Tàu chiến Mỹ sẽ phải đánh đắm hay chiếm những tàu chở dầu mang cờ của nước trung lập, một hành động có thể gây nhiều hậu quả về mặt chính trị.
Về cơ bản, Collins tập trung vào các vấn đề về chiến lược và chính trị mà sự phong tỏa có thể gây nên. Ông đã đưa ra danh sách một loạt vấn đề rủi ro bao gồm cả tình trạng sụp đổ với nền kinh tế thế giới và áp lực mạnh mẽ với Mỹ để kết thúc chiến tranh và khôi phục hiện trạng. Hơn nữa, Trung Quốc có thể có một loạt những bước đi để làm dịu nhẹ ảnh hưởng, bao gồm cả việc tăng sản lượng dầu nội địa, thay thế dầu bằng những nguồn năng lượng khác, nhập khẩu nhiều dầu hơn từ Nga và mở rộng khả năng cung ứng của đường ống dẫn dầu, phân phối và điều hướng từ những lĩnh vực ít nguy cấp hơn trong nền kinh tế dân sự.
Cuối cùng, cần chú ý đây là một quyết định để tránh "hàm răng sắc" của hệ thống chống tiếp cận - chống xâm nhập của Trung Quốc. Và chiến lược phong tỏa này sẽ để mặc Trung Quốc kiểm soát bất cứ thứ gì trong cuộc chiến ít nhất là trong một thời gian. Việc phong tỏa cũng sẽ không làm cho quân đội Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn và sẽ gây ra tổn thất một cách từ từ. Collins cũng nhận định Trung Quốc sẽ không muốn đối mặt với tình huống như Nhật trong những ngày tàn của Cuộc chiến Thái Bình Dương.
Trong những năm cuối của cuộc xung đột, Nhật Bản đã thiếu nguồn nhiên liệu cần thiết để triển khai những vũ khí Hải quân và Không quân còn lại. Chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản khi đó là HIJMS Yamato đã thực hiện nhiệm vụ cuối cùng mà không có đủ nhiên liệu để quay về nước. Nhưng Trung Quốc có thể sản xuất đủ, có đủ hàng thay thế và có thể nhập đủ dầu để đảm bảo bộ máy chiến tranh của mình không bao giờ "khát".
Những luận điểm trên cũng cần xét tới ý kiến của ông Josh Rovner giáo sư của Trường Dịch vụ Quốc tế rằng cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó. Quan điểm của Collins rất rõ ràng: việc phong tỏa ở một khoảng cách cố định sẽ thất bại và Mỹ không nên có những kế hoạch xung quanh chiến lược này. Dù nguồn cung năng lượng của Trung Quốc dễ bị ảnh hưởng, Mỹ không thể chỉ dựa vào việc phong tỏa để chiến thắng cuộc chiến.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu