Tổng thống Mỹ cho biết, song song với việc thay đổi chiến lược sử dụng quân đội Mỹ và đồng minh trong trường hợp nổ ra cuộc xung đột vũ trang tại đây, nước Mỹ sẽ đặc biệt quan tâm đến tình hình và các mối quan hệ của khu vực này.
Những phân tích của các chuyện gia địa chính trị nước Mỹ cho thấy, Trung Quốc đang nhanh chóng thay đổi cán cân chiến lược trên biển đông về phía mình phương pháp bồi đắp các đảo nhân tạo, triển khai vũ khí trang bị ngăn chặn việc tiếp cận (anti-access/area-denial, A2/AD) những khu vực có lợi ích sống còn đối với Mỹ và các đồng minh.
Từ những động thái của Trung Quốc trên biển Đông, sự gia tăng về số lượng và chất lượng vũ khí trang bị, cường quốc khu vực này có thể đe dọa nghiêm trọng vị thế duy nhất của người Mỹ trên bình diện toàn cầu.
Từ nguyên nhân trên, quân đội và hải quân Mỹ cần vận dụng những quan điểm mới, bảo đảm sự cân bằng chiến lược quân sự trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong lĩnh vực vũ khí thông thường, giảm thiểu tối đa nguy cơ từng bước bị đẩy ra khỏi vùng nước chiến lược quan trọng này.
Ý tưởng tối ưu trong việc gây sức ép và kiềm chế các hành động của Bắc Kinh là đe dọa phong tỏa các tuyến đường vận tải nhiên liệu và thương mại của Trung Quốc. Nền kinh tế sản xuất Trung Quốc là nền tảng của sức mạnh quân sự PLA, nếu bị bóp nghẹt, Bắc Kinh sẽ phải lùi bước.
Tuyến đường vận tải thương mại của Trung Quốc
Một trong những quan điểm như vậy chính là Air-Sea Battle Concept (Khái niệm tác chiến không-hải), nhất thể hóa sức mạnh của không quân hải quân nhằm bảo vệ những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo, thay đổi cán cân lực lượng trong lĩnh vực vũ khí tấn công thông thường, tăng cường hiệu quả các chiến dịch dưới biển, hoàn thiện hệ thống C4I2 (Chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, máy tính, tình báo, liên kết thông tin), hoàn thiện khả năng tác chiến điện tử và khả năng tác chiến không gian ảo.
Giải pháp then chốt để triển khai một thế trận tiến công – phòng ngự không biển và hình thành khả năng phong tỏa khu vực là phương pháp hiệp đồng lực lượng Không quân – Hải quân Mỹ và lực lượng đồng minh để có thể phong tỏa các khu vực biển khi cần thiết và có khả năng chọc thủng thế trận A2/AD của đối phương.
Nghiên cứu này dẫn đến việc quân đội Mỹ phải gia tăng các loại vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa, hệ thống tên lửa chống tàu trên các căn cứ, các đảo quan trọng, triển khai thêm các căn cứ hậu cần kỹ thuật và tăng cường lực lượng tàu sân bay, khu trục hạm Aegis trên biển Đông và biển Hoa Đông. Chưa có những tính toán cụ thể về binh lực, nhưng rõ ràng số lượng thực sự rất lớn.
Sức mạnh hải quân Trung Quốc gia tăng hàng năm
Theo bản báo cáo do Ủy ban Mỹ- Trung về kinh tế và an ninh (US-China Economic and Security Review Commission), tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn JL-2 đã đạt cấp độ sẵn sàng chiến đấu cuối năm 2013. Tầm bắn 4.000 hải lý (7.408 km). Trang bị cho tàu ngầm nguyên tử Type 094 (định danh Jin), tên lửa JL-2 sẽ đe dọa trực tiếp lãnh thổ Mỹ. Hiện nay hải quân PLA có 3 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo loại này, 2 chiếc nữa dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2020.
Trung Quốc hiện đang đóng 2 nguyên mẫu tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi mẫu Type 095 và tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo Type 096. Type 096 dự kiến sẽ trang bị tới 24 tên lửa SLBM JL-3, với tầm bắn 10.000km. Bất cứ chiếc tàu nào cũng có thể tấn công Mỹ từ các vị trí an toàn thuộc Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng căn cứ quân sự trên đảo Guam cũng không an toàn.
Mặc dù hiện tại Trung Quốc không sử dụng tên lửa hành trình trên đất liền, nhưng hải quân PLA có khả năng tiến công các mục tiêu trên bộ bằng tên lửa hành trình phóng đi từ các chiến hạm. Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa-ngư lôi Type 095 và khu trục hạm Type 052D (mật danh Luyang III) sẽ được trang bị các tên lửa hành trình. Với các chiến hạm này, PLA có thể tiến công tất cả các mục tiêu bố trí ở phần Tây Thái Bình Dương, gồm cả đảo Guam.
Hiện nay, không quân hải quân PLA sở hữu 15 máy bay ném bom, đó là các máy bay H-6K mới mang tên lửa hành trình để tiêu diệt những mục tiêu mặt đất và có tầm hoạt động xa hơn so với phiên bản tên lửa hành trình trước đó.
PLA đưa vào biên chế phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo DF-21 là DF-21D. Tầm bay đạt khoảng 810 hải lý (1.500 km). Ngoài ra còn có tên lửa đạn đạo DF – 26 có tầm bắn 4000 km, có thể tiêu diệt những mục tiêu trên đảo Guam, nằm cách lãnh thổ Trung Quốc 1.600 hải lý (3.000 km). Tên lửa DF – 41 có tầm bắn đến 14.500 km, bao trùm toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Hải quân PLA vào năm 2012 đã biên chế thêm 2 lớp chiến hạm mới: khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển Luyang III và khinh hạm Thanh Đảo (mẫu thiết kế 056). Trung Quốc cũng đang đóng khu trục hạm mang tên lửa điều khiển Luyang II. Tiếp tục đóng hàng loạt khinh hạm Jiangkai-2 (mẫu thiết kế 054A). Tới năm 2020, dù hải quân Mỹ có gia tăng tốc độ đóng tàu thì Trung Quốc vẫn sẽ là nước có nhiều tàu chiến nhất thế giới và con số hàng năm hoàn thiện các chiến hạm nổi và tàu ngầm nhiều nhất.
Việc gia tăng binh lực ở khu vực biển Đông, Hoa Đông làm gia tăng ngân sách quân sự, quân đội Mỹ sẽ phải giảm bớt sự hiện diện ở các khu vực chiến lược khác. Vấn đề kiềm chế Trung Quốc không thể có giới hạn thời gian, do đó sẽ gặp sự phản kháng dữ dội của Lưỡng viện và hoàn toàn không khả thi bằng lực lượng Hải quân Mỹ.
Một phương pháp khả thi khác là thúc đẩy sự hình thành các hệ thống vũ khí phong tỏa các khu vực chiến lược, không làm gia tăng ngân sách quân sự Mỹ nhưng làm gia tăng đáng kể chi phí quân sự của Bắc Kinh, đẩy Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang tương tự như Liên xô trước đây. Hơn thế nữa, ngay cả khi hệ thống kiềm chế và làm suy sụp Trung Quốc thất bại, cuộc xung đột chuyển sang giai đoạn công khai, Trung Quốc cũng không thể gây thiệt hại quá lớn cho đồng minh châu Á và biến xung đột trên biển thành chiến tranh hạt nhân.
Tính hiệu quả của việc sử dụng tên lửa đối hạm tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tình thế địa chính trị trên khu vực biển Đông, Hoa Đông đã có những thay đổi rất lớn, Washington phải tính đến sự tham gia của các đồng minh khu vực nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc, xây dựng một hệ thống vành đai phong tỏa khu vực đồng thời không gia tăng binh lực Hải quân Mỹ, có nghĩa là không tăng ngân sách quốc phòng.
Từ khái niệm phong tỏa khu vực vận tải thương mại và năng lượng, vấn đề sử dụng tên lửa đối hạm trên đất liền càng trở nên cấp thiết. Nếu lực lượng quân đội Mỹ bố trí các tên lửa chống hạm trong khu vực chiến thuật, tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích của các quốc gia đồng minh và đối minh, đồng thời có thể thực hiện nhiệm vụ phong tỏa đường biển của kẻ thù tiềm năng trong điều kiện căng thẳng gia tăng và xung đột có giới hạn.
Tuyến phòng thủ của Không quân - Hải quân Mỹ vùng Tây Thái Bình Dương
Điều này có thể được hiểu như một liên minh quân sự trong khái niệm tác chiến “Không – Biển” mở rộng.
Hiện nay trong khu vực biển Đông và biển Hoa Đông có đến 45 loại tên lửa chống tàu khác nhau, có trong trang bị của quân đội các nước như Indonesia, Malaisia, Việt Nam, Bruney và tất nhiên là cả Trung Quốc. Tính năng kỹ-chiến thuật của những loại phổ biến nhất trong số đó và dự kiến đưa vào trang bị được giới thiệu trong bảng dưới đây.
Các nhà phân tích của hãng RAND đã đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các tên lửa đối hạm dựa trên những khả năng về kỹ thuật của chúng và vị thế của tên lửa đối hạm trong chiến lược mà Mỹ đang tích cực tiến hành nhằm phong tỏa sự tiếp cận của hải quân PLA, trong trường hợp PLA tiến hành các hoạt động quân sự chống lại đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan điểm tiếp cận là luận điểm phải kiềm chế tối đa lực lượng hải quân PLA trong lãnh hải Trung Quốc, không cho phép các phương tiện mang tên lửa đối hạm vượt ra ngoài vùng nước quốc tế để tiến hành các hoạt động tác chiến.
Vành đai phong tỏa chống các hoạt động vận tải thương mai và triển khai lực lượng của PLA
Tất nhiên kiềm chế hải quân PLA bằng tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền không là không thể, cần phải có sự phối hợp của không quân và hải quân Mỹ, vai trò của loại vũ khí này chỉ có thể có hiệu quả trong chiến lược kiềm chế tổng thể.
Ưu điểm của loại vũ khí chống hạm trên đất liền, theo hãng RAND nhận định, gây khó khăn đáng kể cho hoạt động của quân đội và hải quân PLA khi xuất hiện nguy cơ xung đột công khai với đồng minh và đối tác của Mỹ.
Tên lửa chống hạm – tên lửa phòng thủ bờ biển có tính cơ động cao và rất thuận tiện cho khai thác sử dụng. Nếu các tên lửa này được bố trí dọc theo hành lang vận tải và tuyến đường cơ động của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn, buộc hải quân PLA phải sử dụng các nguồn dự trữ chiến tranh lớn hơn nhiều để chế tạo các phương tiện phát hiện và đánh chặn tên lửa đối hạm. Phối hợp với lực lượng khu trục hạm, tàu ngầm tấn công và không quân Mỹ, việc phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc sẽ có hiệu quả cao nhất.
Tính năng kỹ-chiến thuật của các loại tên lửa đối hạm bố trí trên đất liền phổ biến nhất ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương
Các chuyên gia RAND đã phân tích vai trò của các hệ thống tên lửa đối hạm của các nước trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Khi lực lượng của Mỹ bố trí tại khu vực này tương đối hạn chế tại các nước đồng minh và đối tác ở Đông Á, phát huy năng lực của lực lượng tên lửa đối hạm không đòi hỏi những chi phí quá tốn kém cho quân đội Mỹ.
Quân đội các nước sở tại đã đảm bảo các tổ hợp vũ khí này hoạt động bình thường, điều quan trọng cần thiết là các những quân nhân Mỹ có thể tham gia vào các hoạt động của quân đội nước sở tại, đang những tên lửa đối hạm này trong quá trình diễn tập chung nhằm đưa tất cả các lực lượng tên lửa phục vụ cho mục đích kiềm chế hải quân Trung Quốc.
Hơn thế nữa, trong điều kiện thuận lợi, lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận hệ thống thông tin tình báo, xác định và định vị các mục tiêu quan trọng trong các vùng nước cần thiết, cũng cấp dịch vụ dẫn đường vệ tinh, định vị mục tiêu, đây là vấn đề quan trong và thực sự cần thiết. Những cơ sở dữ liệu này sẽ khiến lực lượng Hải quân Trung Quốc rơi vào tình trạng bị đe dọa tấn công trên mọi vùng nước biển Đông và Hoa Đông.
( Xem tiếp )
Theo RAND