Cho đến thời điểm hiện tại, ông Donald Trump chắc chắn đạt danh hiệu vị tổng thống Mỹ có nhiều phát ngôn và hành động gây sốc nhất trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm sở. Những nhận xét trực diện, không tuân thủ những nghi lễ ngoại giao, những tuyên bố mâu thuẫn, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau...Những hành động quyết liệt, chưa có tiền lệ mà đỉnh cao là quyết định phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Syria.
Mới đây nhất, ông làm cho tất cả mọi người, kể cả những cố vấn của mình phải sửng sốt khi tuyên bố, sẵn sàng gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un. "Nếu điều đó phù hợp với tôi để gặp ông ta, chắc chắn là tôi sẽ rất vinh dự làm điều đó”. Một phát ngôn tưởng chừng không bao giờ có được nếu chỉ cách đó ít lâu, ông còn coi ông Kim là biểu tượng của chiến tranh. Đến mức các cố vấn của ông phải giải thích, không có chuyện nói gặp là gặp mà phải cần có điều kiện nhất định. Mà như Phát ngôn viên của Nhà Trắng, ông Sean Spicer, đã nói: "Rõ ràng là hiện nay chưa có đủ các điều kiện đó” và "Tôi không thấy điều này có thể xảy ra sớm".
Cũng trong những ngày này, ông Trump tuyên bố sẽ mời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến thăm Nhà Trắng. Lời mời này còn gây chấn động hơn cả việc ông Trump sẵn sàng gặp ông Kim Jong un.
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách bình tĩnh cả quá trình tại nhiệm của ông Trump, một số nhà quan sát bắt đầu nhận thấy, những phát ngôn gây sốc và những hành động kiểu “cao bồi” ấy, không phải là một sự ngẫu nhiên mà đằng sau nó có thể ẩn chứa những thông điệp khác. Chúng rất khác nhau nhưng tất cả đều có sự thống nhất chung: Lợi ích của nước Mỹ.
Xin giới thiệu Bài viết của tác giả Monica Showalter đăng trên tạp chí American Thinker số ra ngày 1/ 5. Tác giả đưa ra một cái nhìn mới về Tổng thống D. Trump.
Tất cả mọi người đều thất vọng về tuyên bố của Tổng thống Trump rằng ông sẽ đón tiếp Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, tại Nhà Trắng.
Theo một bài phản ánh trên tờ New York Times thì hiện tại, các nhóm nhân quyền đang xua tay quầy quậy, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia thì vò đầu bứt tóc, còn các nghĩ sĩ đảng Dân chủ thì rung đùi tìm cách hưởng lợi từ vụ này.
Trên thực tế, bước đi của Trump là nước cờ táo bạo và thông minh, và bắt nguồn sâu sắc từ việc thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Đây là thời điểm trọng đại. Và đây là những gì những người phản đối hoặc chê bai ông Trump chưa tiếp nhận được:
Người dân Philippines đã bầu Duterte, một nhân vật dân túy hoang dã, chỉ nhằm thoát khỏi sự thất vọng với hiện trạng. Bất kể ông ta có thành tích gì, cũng bất kể ông ta có thiếu sót gì, - ông chính là đại diện cho số đông dân chúng thất vọng tràn trề nhưng lại bị giữ im lặng quá lâu bởi tầng lớp tinh hoa của cánh tả Davos. Trump có thể nhìn thấu qua sự năng động đó thậm chí là như là những tiếng hò reo từ phái tả.
Một trong những kết quả bắt nguồn từ sự thất vọng đó là sự ngả về phía Trung Quốc của Philippines. Đây là phản ứng đối với ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với nước này, bao gồm thói đạo đức giả, tương tự như của Jimmy Carter về nhân quyền của những kẻ lừa đảo và sự trao quyền cho các luật sư cánh tả trong lúc toàn bộ người dân bị thua thiệt.
Sự ngả về Trung Quốc của Phi Luật Tân diễn ra vào một thời điểm rất tồi tệ - đó là khi Trung Quốc đang mở rộng (trái phép) dấu chân của mình ở Biển Đông, gây ảnh hưởng tới đương hàng hải tự do thương mại - động lực làm cho hầu như toàn bộ khu vực này trở nên thịnh vượng trong thế kỷ 20 - xâm phạm quyền của các quốc gia có yêu sách hợp pháp đối với biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các quốc gia khác.
Theo cuốn sách của Robert D. Kaplan - The Revenge of Geography and Monsoon (Sự trả thù của Địa Lý và Gió mùa) - bảo vệ đường hàng hải tự do thương mại là nhiệm vụ hàng đầu có tính lịch sử và là truyền thống lâu đời của Hải quân Hoa Kỳ và Hạm đội Trắng Vĩ đại.
Hoa Kỳ hiện không còn căn cứ quân sự nào nữa ở Philippines. Chúng đã bị dẹp bỏ vào cuối những năm 1980 và 1990, để lại toàn bộ khu vực trở thành dễ bị tổn thương khi Trung Quốc tiến ra biển Đông và tôn tạo bất hợp pháp các hòn đảo nhân tạo để xây dựng căn cứ quân sự trên đó.
Hiện đang có một động thái như vậy để thiết lập căn cứ trên Palawan, một hòn đảo hẹp, dân cư thưa thớt, và có tầm quan trọng chiến lược. Đó là cơ sở quan trọng để kiềm chế Trung Quốc. Nếu Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) không biết gì về nó, mà nghĩ rằng quyền con người theo định nghĩa của Soros theo đó đám đông là quan trọng hơn, thì đó là một NSC bất lực của thời kỳ Obama đã chết. Tôi nghĩ NSC biết về nó. Kaplan từng mô tả điều đó trong The Revenge of Geography. Bài báo trên New York Times có vẻ không phản ánh về điều này.
Nhưng dưới ánh sáng của sự cần thiết chiến lược này để kiềm chế Trung Quốc, bước đi của Trump sẽ được lý giải một cách hoàn hảo.
Duterte là một người không hoàn hảo. Ông ta làm cho người dân Philippin vốn đang thất vọng cảm thấy tốt hơn vì có vẻ như cắt qua lớp bùn lầy của thể chế bóng tối ở Philippines, nhưng ông ta có một bản ngã quá năng động và một niềm kiêu hãnh dễ bị thương.
Trump đưa ông ta trở lại, tạo một vài cú sốc đối với ông ta để đạt được những điều kỳ diệu lôi kéo Philippines trở lại phe Hoa Kỳ và làm cho chính phủ Duterte thân thiện hơn vào thời điểm quan trọng này đối với khu vực và đối với tương lai quyền lực Mỹ. Đừng nghĩ rằng Trung Quốc không nhận thấy điều ấy, xin nói thêm, chính họ cũng tìm cách ve vãn Philippines. Dù sao đi nữa, điều đó cũng giúp cho Trump thiết lập quan hệ thân thiết với Trung Quốc, không cho phép Duterte chơi bài đi dây giữa hai siêu cường, một trò đã cũ của Philippines. Chuyến thăm của Duterte có thể sẽ giúp tạo ra một mặt trận thống nhất trong khu vực, để Trung Quốc không thể đánh bài cơ bắp với các nước láng giềng, đồng thời cũng không thể không để mắt đến Hạm đội Trắng Vĩ đại và sứ mệnh giữ đường biển mở của nó
Điều này hoàn toàn là vì lợi ích của Hoa Kỳ. Giới truyền thông nên hiểu được điều đó.