Tổng thống Donald Trump đã chứng minh một cách chắc chắn ông muốn và có khả năng phá vỡ, thay đổi hiện trạng chính sách thương mại đã kéo dài cả thập kỷ của Mỹ, bao gồm cả với người khổng lồ thương mại toàn cầu là Trung Quốc. Những ai vẫn hoài nghi có thể hỏi bất cứ ai dính líu tới nền nông nghiệp Mỹ (đang hưởng đặc quyền trong chính sách thương mại của Mỹ).
Hơn nữa, có những bằng chứng ấn tượng về việc ông Trump đã khiến lãnh đạo Trung Quốc phải lui bước - Đặc biệt trong những nỗ lực "điên cuồng" để tranh thủ sự ủng hộ của giới doanh nhân và tinh hoa tài chính Mỹ - đã không tạo ra được ảnh hưởng có ý nghĩa tới suy nghĩ của ngài tổng thống.
Hiện tại ông Trump cần phải đi thêm 2 bước để đạt được một thắng lợi mang lại nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế Mỹ. Đầu tiên ông cần phải rõ ràng về cách thức mới để kết thúc cuộc chiến. Tiếp theo, ông cần có một chiến dịch quan hệ công chúng hiệu quả hơn để chống lại những lợi ích và ảnh hưởng mạnh mẽ đang lớn dần lên của phe đối lập.
Bắt đầu từ tháng 3.2018, Mỹ đã khai hỏa một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
|
Theo rất nhiều tuyên bố của chính quyền, ông Trump đang tìm cách có một quan hệ qua lại về thương mại và kinh tế lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ để cho ra kết quả là một mức thâm hụt thương mại nhỏ hơn nhiều. Có thể đoán chừng kết quả này sẽ là sự đồng ý của Bắc Kinh ngừng vi phạm và khai thác quá đáng sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, đồng thời giúp Mỹ và các công ty có vốn nước ngoài khác có sự công bằng đối với các đối thủ Trung Quốc trong thị trường của nước này để khiến cho đất nước Trung Quốc trở thành một nơi dễ làm ăn với các công ty, tổ chức không phải của Trung Quốc.
Dù đây có vẻ là việc có lợi cho cả hai bên, cả cá nhân và tập thể, những luận điểm này cũng có thể mâu thuẫn, thiếu thực tế, phản tác dụng... Ví dụ, những gì thúc đẩy lợi nhuận đầu tư nhiều hơn của Mỹ vào Trung Quốc có thể làm tăng thâm hụt thương mại, vì những đầu tư này sẽ đi theo hướng chú trọng xuất khẩu. Còn Mỹ thì là một thị trường quan trọng với nền kinh tế Trung Quốc - vẫn dựa phần lớn vào việc bán các sản phẩm ra nước ngoài để đạt được mức tăng trưởng chấp nhận được.
Thêm nữa, các quan chức Mỹ định giám sát và thúc đẩy Trung Quốc thực hiện lời hứa chấm dứt các chương trình hỗ trợ và mang tính phân biệt đối xử của chính phủ bao gồm cả chương trình Made in China 2025 để ủng hộ vị thế ưu việt của Trung Quốc trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ cao, cũng như các nỗ lực phát triển công nghiệp và kỹ thuật khác của Trung Quốc? Liệu họ có đòi hỏi đạt được mục tiêu này thông qua việc sẽ triển khai nhân viên trong các bộ ở Trung Quốc (bao gồm cả ở chính phủ trung ương cũng như địa phương) và giám sát các nhân viên Trung Quốc?
Một mục tiêu tốt hơn của Mỹ là rời khỏi mối liên quan về phương diện kinh tế với Trung Quốc càng sớm càng tốt. Một cộng đồng kinh doanh của Mỹ không có "dấu chân" Trung Quốc sẽ có ngày càng ít những sở hữu trí tuệ có thể bị mất đi, giảm thiểu những cơ hội để Bắc Kinh sử dụng tri thức của Mỹ nhằm thúc đẩy nền kinh tế và năng lực công nghệ cao với lý do không biết làm gì với các tác nhân trên thị trường tự do và để thúc đẩy quân sự. Và một vài công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc sẽ góp phần cho kinh tế Trung Quốc phát triển với sự thành công trên mặt toàn thể, hay sẽ làm nghiêng thêm cán cân thương mại song phương theo hướng có hại cho Mỹ.
Trung Quốc ban đầu đã có những bước nhượng bộ với Mỹ.
|
Hơn nữa, dù cho có những nỗi sợ hãi nền kinh tế Mỹ sẽ chịu tổn thấy nghiêm trọng, ngày càng nhiều có các nghiên cứu cho thấy cái giá Mỹ phải trả (với những thay đổi chính sách lớn sẽ chính xác với chi phí về mặt ngắn hạn) là hoàn toàn có thể gánh chịu được ở cả mặt chi phí tiêu dùng lẫn tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt khi so sánh với những kích thích kinh tế nhận được từ việc giảm thuế gần đây với các tập đoàn và thu nhập cá nhân.
Rõ ràng, sự trả đũa của Trung Quốc có cái giá là cơ hội kiếm tiền của doanh nhân và lao động Mỹ với kết quả là sinh lợi trên phạm vi toàn cầu, qua kênh cung cấp cho thị trường Trung Quốc thông qua xuất khẩu hay phục vụ các khách hàng Trung Quốc trong các hoạt động nội địa của nước này (như các ngân hàng Mỹ hay nhà bán lẻ như Starbuck). Về mặt dài hạn hơn, chiến lược kinh tế cơ bản của Trung Quốc là làm rõ với những công ty này rằng họ đang hưởng lợi trên thị trường Trung Quốc.
Điều này rõ ràng nhất trong chương trình Made in China 2025 của Trung Quốc gần đây, Bắc Kinh đã bác bỏ yếu tố cấu thành cơ bản hiện tại của hệ thống thương mại toàn cầu - để tạo nên sự phân chia lao động hiệu quả nhất có thể. Thay vào đó, các lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn thấy rằng không có lý do gì để một đất nước lớn như Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung sản phẩm nước ngoài với bất cứ những gì ở trong một khoảng thời gian lâu hơn mức cần thiết.
Các nhà quan sát trung lập tin tưởng ông Trump có thể chiến thắng với chính sách thương mại của mình.
|
Kết quả là, thuế quan hiện tại mà ông Trump áp vào các sản phẩm Trung Quốc cần được duy trì và tất cả những mức độ đe dọa trừng phạt cần được áp dụng. Thực tế, những cam kết giải phóng khỏi kinh tế Trung Quốc của chính quyền Mỹ càng vững chắc thì kết quả rằng mức thuế quan khiến cho cả nước ngoài lẫn Mỹ loại bỏ Trung Quốc khỏi kênh cung ứng của họ càng có thể xảy ra - hơn là chỉ tránh một cơn bão thương mại tạm thời.
Nhưng còn rất nhiều điều Mỹ cần làm trên những mặt trận khác. Một ví dụ tiêu biểu là: chính quyền Mỹ đã có một khởi đầu tốt khi ngăn chặn những đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các địa hạt an ninh quốc gia hay an ninh kinh tế và một bộ luật mới được thông qua cho thấy Quốc hội Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng những tài sản "cứng" mà Trung Quốc giành được (đối lập với tài chính như công việc kinh doanh và bất động sản) đưa ra một mối đe dọa lớn hơn với Mỹ.
Bởi Trung Quốc có một nền kinh tế phi thị trường (đã được xếp loại bởi tổ chức thương mại thế giới WTO), các thực thể kinh tế theo định nghĩa là cánh tay của quốc gia, thường nhận được nhưng khoản trợ cấp quan trọng, và cấu trúc cai trị đặc thù của chính quyền được các quan chức Trung Quốc giữ bí mật. Vì thế, những hoạt động của các thực thể này chắc chắn sẽ bóp méo tính cạnh tranh trong thị trường nội địa của Mỹ. Nếu thật sự nghiêm túc trong việc thúc đẩy chân thật sự cạnh tranh trên thị trường tự do, thì Trung Quốc không có cửa trong một nền kinh tế thực thụ (không phải thị trường tài chính).
Chính quyền Mỹ cần phải bắt đầu thừa nhận những mối liên hệ giữa việc phân ly với Trung Quốc và việc tạo ra Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ làm giàu cho cả 3 nước cùng ký kết.
|
Ngay cả quyết định của ông Trump theo đuổi chiến lược phân ly cũng có thể thất bại nếu thiếu đi nỗ lực toàn diện và tập trung của chính quyền vào thương mại. Đúng là ông Trump đã nói và đưa lên những dòng tweet về việc áp thuế và các cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Nhưng sự tập trung của ông hiện tại đang nằm ở mức độ xác định đạt được một thỏa thuận thông minh hơn với người Trung Quốc (cùng với tất cả các đối thủ cạnh tranh thương mại khác) mà không phải kiểu quay lưng như những gì chiến lược phân ly thể hiện.
Tiếp theo, những tuyên bố vắn tắt trên Twitter và một chiến dịch tập hợp hoàn toàn không tương xứng với nhiệm vụ. Bởi chiến lược phân ly này rất dễ bị "bẻ gãy", ngay cả khi thực thi nó một cách từ từ sẽ có rất nhiều lời phàn nàn từ hệ thống chính trị "thân thiện với người dùng" của Mỹ sẽ tiếp tục thổi phồng các hậu quả, một bản tuyên bố quan trọng của ông Trump tại Phòng Bầu Dục là một điều tuyệt đối cần thiết. Chỉ có tại nơi long trọng như vậy, tổng thống Trump mới có thể giải thích được hoàn toàn về những gì có thể đạt được với chiến lược và kinh tế về mặt dài hạn và những gì phải hy sinh về mặt ngắn hạn.
Theo National Interest, chính quyền của ông Trump cũng cần sắc bén hơn trong việc bác bỏ những cáo buộc của phe đối lập về những hiệu ứng tàn phá của việc áp thuế đang lan tới nền kinh tế Mỹ, đặc biệt khi có rất nhiều những dữ liệu chính thức cho thấy những cáo buộc này là tin tức giả - ít nhất là thuế thu được với những kim loại nhập khẩu bắt đầu áp dụng vào cuối tháng 3.
Đây cũng là thời điểm để tổng thống và những phụ tá của ông đưa ra cho giới truyền thông thấy những ví dụ về các công ty đã chuyển khâu sản xuất và các công việc từ Trung Quốc trở về Mỹ vì chính sách áp thuế hay những nỗi sợ từ đó - ngay cả việc chuyển kênh cung ứng từ Trung Quốc sang một đất nước thứ 3. Nếu mục tiêu là giảm đi những đe dọa từ Trung Quốc thì đó là một điều tuyệt vời nếu các nước, đặc biệt là những nước đồng minh của Mỹ cũng được hưởng lợi.
Và một chính sách phân ly đáng tin cậy cần phải định rõ những rủi ro Mỹ có thể phải gánh chịu và được đưa ra với những kế hoạch để giảm thiểu hay kết thúc những rủi ro đó. Một trong những điều đặc biệt quan ngại là các nhà sản xuất nội địa của Mỹ gặp vấn đề phụ thuộc vào nhiều các thành phần và bộ phận được chế tạo tại Trung Quốc. Chính quyền phải hình dung chính xác lĩnh vực nào bị ảnh hưởng nhiều nhất và liệu hàng thay thế có mặt ở một nước nào đó có thể chấp nhận được, và lĩnh vực thuận lợi cho những đầu tư trong khả năng mới của Mỹ là thiết yếu.
Cuối cùng và quan trọng nhất, chính quyền Mỹ cần phải bắt đầu thừa nhận những mối liên hệ giữa việc phân ly với Trung Quốc và việc tạo ra Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ làm giàu cho cả 3 nước cùng ký kết. Chìa khóa là biến Bắc Mỹ thành một khối thương mại đích thực, hoàn thiện với nhiều kiểu áp thuế bên ngoài ở mức cao - cần thiết để thúc đẩy các nhà kinh doanh châu Á và châu Âu cung ứng cho thị trường khổng lồ và đầy lợi nhuận này bằng cách sản xuất nhiều hơn các sản phẩm của họ trong thị trường đó thay vì xuất khẩu vào nó.
Đặc biệt, Mexico là nước thắng lợi lớn vì nước này nằm ở vị trí có thể thay thế Trung Quốc, cùng cấp lượng hàng tiêu dùng lớn nhập khẩu của Mỹ và là nơi Mỹ có thể chấp nhận được việc mất đi tính cạnh tranh toàn cầu. Cũng cần dàn xếp vấn đề Trung Mỹ và thúc đẩy phát triển kinh tế tại đây - đặc biệt khi tổng thống Trump luôn lo lắng về việc kiểm soát vấn đề nhập cư trái phép từ tất cả các nước này.
Tổng thống Trump đã đưa chính sách thương mại của Mỹ với Trung Quốc vượt xa những thất bại trong quá khứ so với phe đối lập - và ngay cả những nhà quan sát trung lập và công bằng cũng nghĩ ông đã có một bước thành công.