Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã hội đàm tại Singapre để đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Đối với cả Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đây là cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên.
Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Singapore ngày 12/6 là diễn biến bất ngờ nhất trong mối quan hệ Mỹ-Triều, sau một năm hết sức căng thẳng giữa hai bên về mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đang ngày một leo thang đối với Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Singapore ngày 12/6/2018. Ảnh: AP
|
Tổng thống Mỹ và hội đồng cố vấn cho biết sẽ không chấp nhận dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên, nếu toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chưa bị hủy bỏ. Ngoài ra, Washington cũng hứa sẽ tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngoại giao cho Triều Tiên.
Kết quả từ các hội nghị thượng đỉnh trước đây và các cuộc đàm phán hòa bình cho thấy vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên luôn là thách thức lớn cho tất cả các đời Tổng thống Mỹ. Triều Tiên và Mỹ đã có những bất đồng trong cách thực hiện quá trình phi hạt nhân dẫn tới những thỏa thuận trước đây đề bị hủy bỏ.
Dưới đây là những cuộc đàm phán Mỹ-Triều trong vòng 20 năm qua:
Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều (2000)
Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il (cha của ông Kim Jong un) trong hội nghị thượng đỉnh Liên Triều (2000). Ảnh: Yonhap
|
Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 6/2000, các gia đình bị chia cắt bởi cuộc chiến giữa 2 miền Nam-Bắc Triều Tiên đã có thể đoàn tụ. Triều Tiên sau đó đã cử vận động viên tham gia lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Sydney 2000 tổ chức tại Australia. Cùng trong năm đó, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã được trao giải Nobel Hòa Bình vì nỗ lực cải thiện quan hệ với Triều Tiên.
Tuy nhiên, 3 năm sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra. Sáu quan chức cấp cao của Hàn Quốc đã bị tố cáo tham nhũng số tiền tương đương 200 triệu USD. Di sản của cựu Tổng thống Kim Dae-jung do vậy đã bị hủy hoại.
Nghiêm trọng hơn, mối quan hệ Hàn-Triều đã trở nên xấu hơn. Triều Tiên công khai tuyên bố làm giàu Uranium (vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân của LHQ - NPT) và sau đó rút khỏi hiệp ươc này năm 2003.
Cuộc đàm phán 6 bên (2003-2009)
Cuộc đàm phán 6 bên bao gồm hàng loạt các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân được tổ chức giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ trong vòng 6 năm (2003-2009). Vấn đề được đưa ra trong cuộc đàm phán là Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NTP) và bắt giữ một máy bay gián điệp của Mỹ.
Năm 2005, hai bên đã ký kết một “Thỏa thuận khung”. Theo đó, Triều Tiên phải hủy chương trình hạt nhân để đổi lấy trợ cấp lương thực, hỗ trợ kinh tế, cũng như chấm dứt sự cô lập ngoại giao.
Đáng tiếc, “Thỏa thuận khung” trên đã sớm bị phá vỡ khi Mỹ đóng băng tài sản thuộc công ty Banco Delta Asia (trụ sở tại Ma Cao), do cáo buộc rửa hàng triệu USD cho Triều Tiên. Để trả đũa, Triều Tiên tiếp tục thúc đẩy chương trình phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa.
Ngoài Mỹ, các bên liên quan chấm dứt thỏa thuận viện trợ lương thực và năng lượng, cũng như đóng băng tài sản của Banco Delta Asia. Triều Tiên lập tức chuyển hướng, phá hủy nhà máy hạt nhân Yongbyon dưới sự giám sát của Mỹ. Đáp lại động thái của Bình Nhưỡng, chính quyền của cựu Tổng thống Bush dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.
Sau 6 năm nỗ lực ngoại giao không mệt mỏi, cuối cùng hai bên đã đạt được bước tiến nhất định. Mặc dù Triều Tiên đã nghiêm túc thực hiện các bước phi hạt nhân hóa, nhưng Mỹ-Triều vẫn chưa đi đến một thỏa thuận chính thức.
Cho tới năm 2009, Triều Tiên công bố tiếp tục phát triển dự án hạt nhân của mình và trục xuất các thanh tra viên quốc tế. Các vụ thử tên lửa, hạt nhân và vụ việc một tấn công một chiến hạm của Hàn Quốc đã khiến Liên Hợp Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt gắt gao hơn trước đối với Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều (2007)
Hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận hòa bình gồm 8 điểm chính, xây dựng trên “Chính sách ánh nắng” ký kết năm 2000. Thỏa thuận mới bao gồm chấm dứt chính sách thù địch, theo đuổi hợp tác kinh tế, và thực hiện “Thỏa thuận khung” năm 2005.
Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình năm 2007 đã thất bại bởi chính sách bảo thủ của đời Tổng thống Hàn Quốc kế nhiệm, trong khi Triều Tiên liên tục thử nghiệm tên lửa và hạt nhân.
Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều (2018)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un trong hội nghị thượng đỉnh Liên Triều (2018). Ảnh: Yonhap
|
Hai nhà lãnh đạo đã ký kết một thỏa thuận lịch sử để chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, Hàn Quốc đã cho phá hủy hệ thống tuyên truyền K-Pop và tư tưởng chống lại Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm (thuộc Khu phi quân sự DMZ).
Tuy nhiên, ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Liên Triều diễn ra, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận với quy mô lớn. Bình Nhưỡng tất nhiên đã phản ứng dữ dội, một số quan chức Triều Tiên đã gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là “kẻ ngốc" và Mỹ đòi hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tháng 6.
Tuy nhiên, sau đó hai bên nhanh chóng tìm cách cứu vãn cuộc đàm phán. Khi Triều Tiên bày tỏ thiện chí, chính quyền Donald Trump đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore ngày 12/6 như cả thế giới được chứng kiến.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu