Lãnh đạo Triều Tiên “ở ẩn” tránh ám sát sau thử nghiệm hạt nhân

Mới đây, tờ đa chiều đã đăng tải bài viết với nhan đề "Nhà lãnh đạo Kim Jong Un ở ẩn tránh đòn ám sát sau thử nghiệm hạt nhân". Sau lần thử nghiệm hạt nhân vừa qua, ông Kim Jung Un cắt giảm mọi hoạt động công khai để tránh những rủi ro không đáng có. 
Ông Kim Jong Un và phu nhân trong một chuyến thị sát không được ghi ngày
Ông Kim Jong Un và phu nhân trong một chuyến thị sát không được ghi ngày

Sau đợt Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4, gần 2 tuần qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gần như cho dừng mọi hoạt động công khai, bắt đầu lui về “ở ẩn”. Nguồn tin cho biết, hành động này là để né tránh đòn tấn công bằng bom hạt nhân kiểu mới B61-12 của Mỹ nhằm vào Triều Tiên và sự ám sát của các lực lượng giấu mặt.

Tờ Nhật báo Trung ương của Hàn Quốc ngày 19/1 đưa tin, theo nguồn tin của cơ quan tình báo chuyên theo dõi hành động của Ủy viên thứ nhất Ủy ban quốc phòng Triều Tiên Kim Jong Un, hiện tại nhà lãnh đạo này đang ở Bình Nhưỡng, chỉ đi lại giữa tòa nhà làm việc của Đảng Lao động Triều Tiên và nhà riêng nằm sát đó.

Ngoài ra, theo những bản tin tuyên truyền trên các cơ quan báo chí của Triều Tiên, phạm vi hoạt động của ông Kim Jong Un cũng chỉ như vậy.

 Sau vụ thử nghiệm hạt nhân ngày 6/1, địa điểm hoạt động của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rất hạn chế.

Hoạt động biểu dương và chụp ảnh với các nhà khoa học hạt nhân đã có cống hiến xuất sắc trong cuộc “thử nghiệm bom H thành công” đều được tổ chức tại tòa nhà làm việc của Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Mặc dù rất có thể là được ghi hình từ trước, nhưng ngày 1/2/2016, bài chúc mừng năm mới của ông Kim Jong Un được Đài truyền hình trung ương Triều Tiên phát cũng được ghi hình tại văn phòng của Đảng Lao động.

Ngày 10/1, tờ Tin tức lao động đưa tin, Ủy viên thứ nhất Kim Jong Un đã có chuyến thăm và chúc mừng với Bộ Vũ trang nhân dân – tương đương với Bộ quốc phòng của Hàn Quốc, đồng thời đăng ảnh. Cơ quan tình báo Hàn Quốc tiết lộ, “theo phán đoán, sau khi đã tiến hành kiểm tra an ninh triệt để, ông Kim Jong Un đã tranh thủ thăm văn phòng của Bộ Vũ trang cách toà nhà làm việc 4-5 km”.

Theo nguồn tin, lần này, hoạt động của ông Kim Jong Un không giống với hoạt động trước đây – thường xuyên đi thị sát ở nhà máy, lực lượng quân đội, doanh nghiệp. Từ đầu năm 2016 đến nay, hoạt động duy nhất rời xa Bình Nhưỡng của nhà lãnh đạo này là trước khi thử nghiệm hạt nhân, ông đã tham quan cuộc thi pháo kích của lực lượng quân đội Triều Tiên diễn ra vào ngày 5/1.

Nguồn tin của cơ quan thông tin Mỹ và Hàn Quốc cho biết, các kiến trúc như văn phòng làm việc và toà nhà của Đảng lao động đều được trang bị hầm xây bằng loại xi măng đặc biệt có thể chống được các đợt tấn công pháo kích ở một mức độ nhất định, và giữa các kiến trúc có thể lái xe, đường thoát hiểm chằng chịt như mạng nhện.

Ngoài ra, kiến trúc của Bộ Vũ trang nhân dân hoặc Bộ Bảo vệ an ninh quốc gia cũng như vậy. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, ông Kim Jong Jung sẽ dừng ở các công việc để có thể lánh nạn, cắt giảm các hoạt động đối ngoại. Đương nhiên, sau khi thử nghiệm hạt nhân, còn xuất hiện tình trạng ông Kim Jong Un rất khó rời khỏi Bình Nhưỡng.

Trước hết là phải nhạy bén đối phó với các hành động của cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Liên hợp quốc, ngoài ra đối với các biện pháp gây sức ép về ngoại giao và quân sự của ba nước Mỹ - Hàn Quốc – Trung Quốc, với vai trò là nhà lãnh đạo cao nhất, ông Kim Jung Un phải đích thân nghe báo cáo và đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, nguyên nhân mang tính quyết định là các hành động gây sức ép bất thường của Mỹ nhằm vào Triều Tiên. Washington tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết. Máy bay oanh tạc B-52 thậm chí thị uy vũ lực trên bầu trời bán đảo Triều Tiên, điều này khiến ông Kim Jong Un cảm thấy hết sức đau đầu.

Chính phủ Hàn Quốc phán đoán, đặc biệt là mối đe dọa từ loại bom hạt nhân B61-12 kiểu mới mà Bộ quốc phòng  mới công khai có thể đã khiến Kim Jong Un và đội ngũ lãnh đạo của Triều Tiên hết sức căng thẳng. Đầu đạn hạt nhân màu cam nặng 380 kg có thể đánh trúng mục tiêu hình tròn trên sa mạc Nevada. Điều này cho thấy, nó có thể biến bộ chỉ huy nằm dưới hầm sâu 45m biến thành tro bụi trong tích tắc.

 Nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong một chuyến thị sát  đơn vị quân đội Triều Tiên.

Nguồn tin cho biết, thí nghiệm này được tiến hành vào cuối năm 2015, khi Triều Tiên bộc lộ dấu hiệu sẽ tiến hành thử nghiệm hạt nhân. Có phân tích chỉ ra rằng, xét về thời gian công khai, đây là loại vũ khí hạt nhân ngăn chặn và trừng phạt chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong Un trước những thách thức hạt nhân. Và Mỹ cũng không hề giấu diếm ý đồ này.

Về loại bom được gọi là bom thông minh hạt nhân “B61-12”, vì nhận thức “chắc chắn sẽ bị trả thù, ý chí chiến tranh của Triều Tiên đã suy yếu từ giai đoạn khai chiến. Khi đánh đòn phủ đầu về hạt nhân hoặc phát động chiến tranh, bộ chỉ huy quân sự nước này sẽ ẩn nấp dưới hầm ở Bình Nhưỡng hoặc vùng núi phía bắc.

Một quan chức của quân đội Hàn Quốc  cho biết, “đây là nguồn thông tin được các nhân viên tình báo nắm bắt thông qua hoạt động nghe trộm hoặc dựa vào sự hỗ trợ của các nguồn tin nội bộ tin cậy. B61-12 là hệ thống vũ khí lý tưởng nhất để triển khai hoạt động tấn công với độ chính xác cực cao.

Ngoài ra, B61-12 còn có thể kiểm soát sức nổ, có thể tấn công chính xác nhằm vào vị trí của các nhà lãnh đạo then chốt, từ đó có thể giảm thiểu độ nguy hại hoặc ô nhiễm môi trường tới mức thấp nhất, đây cũng là một ưu điểm nổi bật của loại bom này”.

 Mỹ duy trì rất nhiều lựa chọn cho các phương tiện ném bom hạt nhân. Bom B61-12 có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. 

Hiện tại các cơ quan báo chí của chính phủ Triều Tiên tại Bình Nhưỡng chỉ đưa tin về hoạt động của nhà lãnh đạo Kim Jung Un, tuy nhiên không đưa thời gian hoạt động cụ thể. Nguyên nhân là do muốn bảo vệ vị lãnh đạo của họ. Trước đây, dưới thời kỳ nhà lãnh đạo Kim Jong Il, khi đưa tin về các hoạt động của nhà lãnh đạo tối cao, báo chí Triều Tiên còn công khai thời gian cụ thể.

Tuy nhiên, từ tháng 5/2003, khi máy bay không người lái của Mỹ bị bắn rơi trong lúc tấn công xe chỉ huy của chính quyền Taliban, tình huống đã có thay đổi. Tháng 7/2003, Triều Tiên bắt đầu giấu ngày nhà lãnh đạo Kim Jong Il  thăm lực lượng quân đội và các nhà máy. Với vai trò là phóng viên đưa tin tin tức của Triều Tiên, hiện tại chỉ có thể dựa vào nội dung bản tin trên tờ Tin tức lao động phán đoán thời gian hoạt động của ông Kim Jong Un.

E rằng sau này sẽ rất khó nắm bắt được nguồn tư liệu về “các hoạt động trong tuần của Ủy viên thứ nhất Kim Jong Un”. Trước đó, báo chí Hàn Quốc còn suy đoán rằng có thể Trung Quốc sẽ ám sát Kim Jong Un. Tuy nhiên các nhà phân tích Trung Quốc đã bác bỏ và tuyên bố Trung Quốc sẽ không bao giờ làm việc này.

H.L