Làng Ganxi Đồng là ngôi làng quê hương của người dân Đồng, một trong số 56 dân tộc được công nhận là thiểu số ở Trung Quốc. Thật kinh ngạc, tất cả mọi người trong làng hẻo lánh này đều biết một trường phái khác nhau của Kung fu, theo Nhân dân Nhật báo điện tử.
Ngôi làng nông thôn gần đây trở nên nổi tiếng khi được biết rằng tất cả những người sống ở đó là một chuyên gia võ thuật, họ tập luyện nghệ thuật chiến đấu như họ làm ở trang trại
Ngôi làng tự trị nằm sâu trong vùng núi xanh tươi Tianzhu, Trung Quốc, dường như xa lánh thế giới bên ngoài với truyền thống cổ truyền của nó
Những người dân rèn luyện thể thao theo những trường phái khác nhau của nghệ thuật chiến đấu kung fu, cùng tập luyện trong làng và gần như mỗi người có một trường phái riêng biệt.
Mọi người, ở mọi lứa tuổi đều luyện tập kung fu, từ xưa đã như vậy, không rõ từ bao giờ đã có một thế giới võ thuật trong làng.
Theo bài báo, có một số các trường phái khác nhau của Kung fu được người dân trong làng luyện tập.
Tất cả mọi người đều có kỹ năng thể hiên nghệ thuật chiến đấu rất tốt, dường như là đó sở thích duy nhất của họ ngoài chăn nuôi.
Vũ khí họ thường sử dụng trong tập luyện và giao đấu thường chỉ có quả đấm, gậy và chĩa hai.Những hình ảnh lạ thường của ngôi làng mới xuất hiện và nhanh chóng được chia sẻ, lan rộng trên truyền thông Trung Quốc.
Có thể thấy được trong các bức ảnh những ngôi nhà truyền thống trong một khung cảnh nông thôn.
Trên nền phong cảnh đẹp như tranh này, những người dân làng đang đứng trong các thế võ, vung gậy và kiếm thực hiện những động tác kung fu.
Họ tập luyện bằng các cuộc giao đấu với nhau hoặc tự luyện quyền thuật, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Họ tập luyện và giao đấu với nhau bằng tay không, gậy gỗ, kiếm và chia hai, thường đi chân trần hoặc giày dép thông thường.
Họ tập luyện với nhau hàng ngày bằng cách giao đấu hoặc tự luyện quyền, không có trường hợp nào ngoại lệ đối với truyền thống lâu đời và độc đáo này.
Người con đang tập quyền cùng với người cha, các động tác thường được mô phỏng theo các loài vật hoang dã như rồng, hổ, rắn, báo.
Không thể biết rõ được, họ sẽ chọn trường phái nào để luyện tập vì ở đây có rất nhều trường phái, tông phái kung fu khác nhau khi họ bắt đầu tập.
Có một điều không rõ ràng, tại sao mọi người trong làng lại luyện tập võ thuật và truyền thống này đã có từ bao lâu rồi.
Người địa phương có hai truyền thuyết về tình trạng bất thường của người dân làng Ganxi Đồng.
Một truyền thuyết cho rằng, ở khu vực này người dân đị phương thường xuyên bị tấn công dữ dội bởi các loài thú hoang, chúng giết và ăn thịt gia súc, gây thương tích cho dân làng.
Dân làng đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách, sáu gia đình đã chọn 6 thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn hình thành, phát triển và học hỏi võ thuật. Họ học hỏi và tạo ra các trường phái bằng cách mô phỏng lại hành động của những linh thú như rồng, rắn, hổ và báo.
Từ đó mỗi gia đình đã phát triển được một hình thức tấn pháp di chuyển và các đòn công thủ khác nhau, các trường phái kung fu đã được hình thành.
Để duy trì truyền thống và tuyệt kỷ, mỗi gia đình phải tiếp tục dạy dỗ và khổ luyện các thế hệ sau về võ thuật nội gia.
Một truyền thuyết khác cho rằng: Khi các gia đình lần đầu tiên chuyển đến xây dựng một ngôi làng, họ thường xuyên bị cướp phá bởi các làng xóm láng giềng.
Để tự bảo vệ mình, dân làng mời một vài chuyên gia võ thuật dạy họ nghệ thuật chiến đấu.
Những kỹ năng đã học sau đó được truyền thụ cho phần còn lại của dân làng.
Tuy nhiên, kể từ khi nó trở thành truyền thống trong thời gian dài, không ai có thể chắc chắn về nguyên nhân thực sự dẫn đến điều này.
Người đàn ông đang luyện quyền với cái chia hai, vũ khí cổ truyền của Trung Quốc xuất phát từ cây gảy rơm rạ. Họ cũng luyện với gậy gỗ và kiếm
Có hai quan điểm về truyền thống khác thường của họ, nhưng cả hai truyền thuyết đều hướng về việc họ tự bảo vệ chống lại thế giới bên ngoài.
Nhưng dù sao, khi võ thuật đã trở thành truyền thống và tiêu chuẩn đời sống của ngôi làng, khó có thể biết được sự thực đằng sau ngôi làng nghệ thuật kung fu này.
Trịnh Thái Bằng theo DM