PJ-10 "BrahMos" là tên lửa hành trình siêu thanh, có thể phóng từ tàu ngầm, chiến hạm nổi, máy bay hoặc hệ thống phóng đạn cơ động trên mặt đất.
Tên lửa là sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tập đoàn NPO "Machinestroenhie” Nga, năm 1998, đã hình thành Công ty liên doanh LLC "BrahMos Aerospace" Ltd. Tên lửa hành trình BraMos là tên lửa có tốc độ nhanh nhất hiện nay trên thế giới.
Tên lửa "BrahMos" đang được thử nghiệm lắp đặt và phóng từ máy bay tiêm kích đa nhiệm và đến năm 2012, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên có tên lửa hành trình siêu thanh trong tất cả các lực lượng vũ trang.
Liên doanh “BrahMos Aerospace” thử nghiệm mô hình nâng cấp cho các đòn không kích thần tốc, tên lửa có khả năng tốc độ 6M. Dự án có kế hoạch hoàn thiện vào năm 2016.
Các chuyên gia khoa học tên lửa Ấn Độ dự kiến "BrahMos" sẽ phát triển dựa trên tên lửa hành trình tầm trung P-700 "Granit" nhưng các chuyên gia Nga, căn cứ vào các quy chuẩn "Chế độ kiểm soát Công nghệ tên lửa", đã chọn mô hình tên lửa tầm gần P-800 "Onyx" (phiên bản xuất khẩu của "Yakhont"). Tổng chi phí phát triển cần đến 13 tỷ USD.
Nguồn gốc lịch sử và sự phát triển
PJ-10 "BrahMos" là sản phẩm hợp tác phát triển của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tập đoàn “NPO machinestroenhie” Nga, hiện thực hóa bằng Công ty liên doanh LLC "BrahMos Aerospace" Ltd. Để tham gia vào dự án “NPOMachinestroenhie” được cấp quyền thực hiện các hoạt động hợp tác hữu nghĩ với nước ngoài trong thơi gian 7 năm.
Để hiện thực hóa công trình nghiên cứu phát triển tên lửa, BraMos Aerospace., Ltd nhận được 122,5 triệu đô la từ phía Nga và 128 triệu đô la từ phía Ấn Độ. Một trong những lý do thành lập liên doanh là sự linh hoạt của Luật pháp Ấn Độ, cho phép liên doanh được miễn thuế và không phải trả nợ. Điều này cho phép sử dụng nguồn ngân sách nghiên cứu với hiệu quả rất cao.
Phía Nga có trách nhiệm sản xuất khung sườn, thân tên lửa và động cơ tên lửa đẩy, rất nhiều các công nghệ hiện đại của BraMos Aerospace tiếp nhận từ NPO Machinestroenhie, một nửa các bộ phận được đặt hàng bởi công ty Orenburg NPO “Strela”.
Các chuyên gia Ấn Độ có nhiệm vụ phát triển hệ thống điều khiển và lập trình hệ thống đảm bảo duy trì hoạt động tên lửa. Kết quả của sự hợp tác hữu nghị là sau 5 năm, một tên lửa đa dụng và và có vận tốc hành trình nhanh nhất thế giới được đưa vào biên chế trong quân đội Ấn Độ.
Ngày 12.06.2001 tại thao trường Chandipur Orissa, tên lửa được phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên. Từ cuối năm 2004, tên lửa vượt qua các thử nghiệm phóng từ các hệ thống phóng đạn khác nhau, bao gồm cả phóng từ mặt đất trên sa mạc Pokhran, tên lửa đạt tốc độ Mach 2.8 và bay ngoằn nghèo hình chữ S. Khả năng này cho phép quân đội Ấn Độ có thể tấn công các mục tiêu đất liền từ phía biển.
Năm 2008, công ty "BrahMos" đã mua lại công ty nhà nước Ấn Độ "Keltec". Để phát triển và tích hợp các thành phần hệ thống tên lửa đã đầu tư khoảng 15 tỷ Rupees. (333 triệu USD). Đây là vẫn đề thực sự cần thiết do nhu cầu đặt hàng hệ thống tên lửa gia tăng từ Lục quân và Hải quân Ấn Độ.
Lực lượng hải quân Ấn Độ sẽ là khách hàng chủ yếu của BraMos. PJ-10 sẽ được biên chế trang bị cho tàu ngầm nguyên tử và các tàu khu trục hiện đại. Không quân Ấn Độ cũng có những ấn tượng sâu sắc với BraMos và hy vọng sẽ trang bị các phiên bản tên lửa này cho Su-30МКI và IL-38.
Giới thiệu chung
Theo thiết kế, toàn bộ tên lửa BrahMos là hệ thống động cơ phản lực, gắn liền với thân tên lửa. Các bộ phận của hệ thống điều khiển, dẫn đường, radar tìm kiếm mục tiêu, đầu đạn được bố trí ở trung tâm bộ phận đầu khí động học tên lửa. Phía thân tên lửa là nhiêu liệu cho động cơ hành trình và nhiên liệu rắn cho động cơ phản lực tăng tốc.
PJ-10 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trên độ cao 10 m. Tầm bay xa nhất của tên lửa khi bay ở quỹ đạo tổng hợp là 290 km, ở độ cao thấp tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách 120 km.
Ở chế độ bay hành trình, tên lửa đạt độ cao cực đại 14 km với vận tốc 2,5-2,8М. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm có đầu đạn khối lượng 200 kg, lắp đặt trên máy bay tiêm kích đa nhiệm, phiên bản BrahMos A khối lượng đầu đạn đến 300 kg.
PJ-10 là tên lửa hai tầng phóng, trang bị động cơ nhiên liệu rắn với hệ thống phóng – tăng tốc và động cơ phản lực siêu thanh dòng khí thẳng, hoạt động ở trạng thái bay hành trình. Động cơ phản lực dòng khí thẳng có hiệu quả cao hơn động cơ tên lửa đẩy do tăng cường tầm xa của tên lửa.
Tốc độ siêu thanh cho tên lửa có khả năng xuyên phá tốt hơn nhiều so với tên lửa Tomahawk vốn có tốc độ cận âm. Nặng hơn gấp 2 lần và tốc độ cao gấp 4 lần Tomahawk, PJ-10 có động năng xuyên phá gấp 32 lần, nhưng tầm bắn lại thấp hơn gấp nhiều lần và chỉ có mang được 3/5 trọng lượng hữu ích. Đây là sự khác nhau giữa các tư duy chiến thuật, BrahMos phù hợp với chiến thuật phòng ngự hải đảo, bờ biển tầm gần.
Hệ thống dẫn đường và điều khiên tên lửa bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống radar tự dẫn mục tiêu. Hệ thống radar tự dẫn mục tiêu được chế tạo bởi tập đoàn cổ phần OAO “Granit – Electron” tương tự như hệ thống radar tự dẫn tên lửa chống tàu " Onyx ".
Đầu tự dẫn mục tiêu có mục đích yêu cầu tìm kiếm, khóa mục tiêu và đeo bám mục tiêu trong điều kiện gây nhiễu điện từ trường dày đặc, lựa chọn mục tiêu dựa trên cơ sở dữ liệu đã cập nhật, thu thập và định vị mục tiêu, chuyển thông tin điều khiển vào bộ phận bay tự động avtopilot của hệ thống trang thiết bị điện tử điều khiển trên tên lửa.
Khi đầu tự dẫn khóa mục tiêu và tắt bức xạ radar chủ động, tên lửa đồng thời cũng hạ độ cao xuống 10m so với mặt đất hoặc nước, gây khó khăn cho việc tìm kiếm và tiêu diệt. Đến giai đoạn cuối, đầu dẫn tự động lại bật lên để hiệu chỉnh đường bay nhằm vào mục tiêu.
Radar mục tiêu và dẫn đường
Mặc dù BrahMos được chế tạo với mục đích chống tàu, nhưng cũng có thể sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có phản xạ radar. Phụ thuộc vào tổ hợp phương tiện mang có thể phóng BrahMos theo chiều thẳng đứng hoặc theo góc phóng nghiêng, cấu trúc của tên lửa với các hệ thống phóng trên biển, dưới biển, trên đất liên và trên không hoàn toàn giống nhau, chỉ có khác là phiên bản phóng trên máy bay có một động cơ tăng tốc nhỏ, có những cái đuôi ổn định nhỏ và chụp khí động học mũi tên lửa có chút thay đôi.
Tổ hợp tên lửa phóng từ máy bay nặng 2550 kg, nhẹ hơn 450 kg so với tổ hợp tên lửa phóng trên tàu hoặc trên đất liền. Tên lửa được sử dụng cho máy bay Su -30МКI (1-3 tên lửa treo ở thân máy bay và trên cánh), ТU-142 (6 tên lửa trên giá treo trên cánh), IL -76 (6 tên lửa trên giá treo trên cánh) và IL-38SD (4 tên lửa treo trên thân máy bay).
Sự khác biệt các phiên bản tên lửa "BrahMos" (1 và 3 ở trên) và "BrahMos A".
Các phương án BrahMos:
Hệ thống phóng từ chiến hạm – chống tàu nổi
Hệ thống phóng từ chiến hạm – tấn công các mục tiêu đất liền
Hệ thống phóng từ bệ phóng cơ động mặt đất – chống các mục tiêu đất liền
Hệ thống phóng từ bệ phóng cơ động mặt đất – chống hạm (thử nghiệm từ 10.12.2010)
Tổ hợp tên lửa phóng trên không – chống tàu, kế hoạch phát triển hoàn thiện vào năm 2012
Tổ hợp tên lửa phóng trên không – chống mục tiêu mặt đất, kế hoạch phát triển hoàn thiện vào năm 2012.
Tổ hợp tên lửa phóng từ tàu ngầm – chống tàu, kế hoạch phát triển đã hoàn thành từ năm 2011.
Tổ hợp tên lửa phóng từ tàu ngầm – chống mục tiêu đất liền, kế hoạch phát triển đã hoàn thành từ năm 2011
"BrahMos" 2 phóng từ bệ phóng cơ động trên đất liền (tiến trình phát triển đã hoàn thiện, 4 phương án thiết kế đã sẵn sàng thử nghiệm từ tháng 2-2011.
Ấn Độ và Nga trong vòng 10 năm sẽ sản xuất khoảng 1000 tên lửa BraMos, 50% số lượng này sẽ dùng cho xuất khẩu vào các nước thân thiện với Ấn Độ. Điều này thực sự có lợi cho Nga do Ấn Độ Ấn Độ có ảnh hưởng nhất định ở châu Á và có thể cung cấp tên lửa vào các phân khúc thị trường vũ khí mà Nga tiếp cận không có lợi trong đối ngoại quốc phòng. Ấn Độ cũng cung cấp một ngân sách 2 tỷ đô la để trang bị BraMos cho quân đội.
Hải quân Ấn Độ được trang bị các tổ hợp phóng đạn cơ động vận chuyển kiểu containers, có thể được bố trí phóng thẳng đứng hoặc chéo góc tùy theo kiểu tàu. Tàu khu trục lớp "Talwar" và "Shivalik"được vũ trang tên lửa "BrahMos".
Đặc biệt, "Trishul" (INS Trishul) và "Tabar" (INS Tabar) (tàu khu trục thứ hai và thứ ba theo dự án "Talwar") có lượng giãn nước khoảng 4.000 tấn được trang bị pháo tự động 100 mm, tên lửa chống tàu ngầm và bệ phóng tám thùng containers RCC "BrahMos" ở mũi tàu. Ngoài ra, mỗi tàu còn có hai tổ hợp ống phóng ngư lôi 533 mm.
Tàu khu trục nhỏ dự án "Talwar"
Frigate "Shivalik" (INS Shivalik) trở thành chiến hạm đầu tiên của lớp tàu khu trục nhỏ "Shivalik", trang bị tên lửa "BrahMos". Tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn, trang bị hai súng tự động 30-mm, 24 tên lửa phòng không "Barak SAM" và 8 containers PJ-10 tên lửa "BrahMos".
Lớp tàu khu trục nhỏ "Shivalik".
Từ 2009-2010, các tàu lớp "Talwar" và "Shivalik" được trang bị tên lửa PJ-10.
Năm 2007, theo kế hoạch tàu khu trục tên lửa lớp "Godavari" và "Brahmaputra". Tàu khu trục tên lửa "Rajput" (INS Rajput), "Ranvir" (INS Ranvir - D54) và "Ranvidzhey" (INS Ranvijay - D55), là một phiên bản nâng cấp tàu khu trục Xô viết lớp "Kashin", các tàu khu trục lớp "Delhi" nhận được tên lửa chống tàu hiện đại “BraMos” năm 2009.
Trong năm 2012, trang bị tên lửa “BraMos” các tàu khu trục tên lửa lớp "Kolkata".
Lớp tàu khu trục "Ranvir" mang tên lửa "BrahMos".
Lớp tàu khu trục "Kolkata"với các tổ hợp tên lửa “BrahMos”
Tên lửa phóng từ tàu ngầm được phát triển từ năm 2011 và đang được triển khai thử nghiệm trên giá thử, thiết bị phóng này lắp đặt trên một phao đặc biệt. Tên lửa PJ-10 "BrahMos" có thể được lắp đặt cho tàu ngầm lớp Kilo của Ấn Độ, hoặc các tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới “Lada” - "Amur-950".
Năm 2005, mẫu tàu ngầm mang tên lửa “BrahMos” được Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm MT "Rubin", được trưng bày trong gian triển lãm "BrahMos Aerospace" Abu Dhabi tại triển lãm IDEX 2005 Theo cách bố trí, tên lửa được lắp vào 10 ống phóng thẳng đứng, có thể phóng liên tiếp vào các mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Mô hình tàu ngầm lớp "Аmur-950" với tên lửa chống tàu BrahMos.
"BrahMos" Block 1
Loại 1 "đất đối đất" Tổ hợp tên lửa mặt đất của quân đội Ấn Độ. Tên lửa đã được thử nghiệm thành công tại vùng sa mạc Rajasthan, nằm gần Pokhran (12.2004 và 03.2007). Ngày 21.06. 2007 chính thức đưa vào hoạt động.
"BrahMos" 1 Block 2
01. 2009, “BrahMos” 1 Block 2 với phần mềm mới được thử nghiệm tại Pokhrane. Tên lửa thất bại trong tấn công mục tiêu bên phải của nhóm đối tượng. Mục tiêu cần tiêu diệt là một tòa nhà nhỏ nằm giữa các tòa nhà khác.
Tuy nhiên, thử nghiệm ngày 04.03 đã đạt kết quả khá tốt. Những kết quả kiểm tra được tiến hành 29.03.2009 thành công. Sau 2,5 phút bay tên lửa đánh chính xác mục tiêu. Theo các nguồn tin chính thức, "Đầu tự dẫn tên lửa mới rất hoàn hảo và đảm bảo tiêu diệt đúng mục tiêu mà theo kích thước và hình dáng không khác biệt so với các tòa nhà khác."
05.09.2010 tiến hành phóng tên lửa "BrahMos" ngoài khơi bờ biển Orissa và thiết lập một kỷ lục thế giới. Đã ghi nhận trường hợp đầu tiên, tên lửa ở tốc độ siêu âm đã thực hiện thành công cú bổ nhào sắc nét. Tên lửa được phóng từ tổ hợp -3 (LC-3) Chandipur lúc 11:35.
Những thử nghiệm này hoàn toàn làm vừa lòng các sĩ quan Lục quân về phần mềm đảm bảo cho hệ thống đầu tự dẫn, cho phép tên lửa có thể phân biệt và lựa chọn đúng mục tiêu trong một nhóm các đối tượng và tấn công với độ chính xác rất cao mục tiêu.
Quân đội Ấn Độ đã thành lập trung đoàn (số 861) "BrahMos" Mark 1.Hiện đang có hai trung đoàn độc lập"BrahMos" Mark 2 (862 và 863), trang bị tên lửa có đầu dẫn có thể lựa chọn các mục tiêu nhỏ trong những tòa nhà của thành phố.
Mỗi đơn vị trong số hai trung đoàn tên lửa có 4-6 khẩu đội phóng từ 3-4 bệ phóng di động đặt trên xe bốn cầu "Tatra" sản xuất từ Séc.
"BrahMos" 1 Block 3
Đây là phiên bản hoàn thiện của tên lửa siêu thanh, đã thử nghiệm thành công ngày 02.12.2010 trên thao trường TR (tích hợp thử nghiệm Range), Chandipur, Orissa Coast.
BrahMos 1 Block3 được cài đặt hệ thống dẫn đường quán tính và điều khiển, có tính cơ động cao và có khả năng thực hiện những quỹ đạo bay phức tạp và khả năng thay đổi độ cao đột ngột. Trang bị phần mềm cho hệ thống dẫn đường quán tinh và khả năng đột ngột thay đổi quỹ đạo. Tên lửa được phóng từ Puv – 3.
Không quân Ấn Độ
Tên lửa phóng từ trên không đã sẵn sàng cho thử nghiệm. Ủy ban DRDO và Không quân cấm tuyệt đối mọi nâng cấp với Su – 30 MKI, chính vì vậy 10.01.2009, 2 máy bay Su30 MKI được đưa trở lại Nga để tiến hành chương trình chuẩn bị lắp giá treo và hệ thống phóng đạn.
Tháng 5.2010 đã phê chuẩn chương trình hiện đại hóa 40 chiếc tiêm kích. Su – 30MKI, ngoài việc lắp giá treo và các bộ phận tương thích với tên lửa chống tàu BrahMos được trang bị bổ xung máy tính điện tử trên thân, radars và hệ thống điện tử tác chiến mới.
Hai chiếc Su 30MKI trong giai đoạn 2011-2012 được hiện đại hóa ở Nga, từ năm 2015 theo giấy phép những chiếc còn lại sẽ được nâng cấp bởi công ty HAL. Giai đoạn hiện nay các kỹ sư Nga và Ấn Đô đang tiến hành các nội dung nhằm tương thích tên lửa BrahMos với máy bay. Kết quả đạt được là tên lửa còn lại dài 8,3m, đường kính 0,67m và khối lượng là 2550 kg.
Biên chế cho quân đội Nga
Do "BrahMos" tên lửa có cấu trúc tương tự như P-800 "Onyx", tên lửa có thể thay thế “Onyx” trong các tập hợp tên lửa chống tàu, ví dụ như trên khinh hạm Frigate 22350. BrahMos không nằm trong biên chế của Hải quân Nga.
Xuất khẩu
Hiện nay, xuất khẩu tên lửa không được đặt ra , mặc dù thực tế Nam Phi, Ai Cập, Oman, Brunei có những quan tâm đặc biệt đến loại tên lửa này. Tháng 2.2010, có thông tin cho rằng Ấn Độ đang đàm phán bán tên lửa cho Chile, Brazil, Nam Phi và Indonesia. Malaysia cũng quan tâm đến việc mua tên lửa này để trang bị cho lớp tàu "Kedah".
"BrahMos" 2
Tại một cuộc họp báo có chủ đề "BrahMos" tổ chức ngày 19.08. 2008 tại Moscow, lãnh đạo liên doanh Nga-Ấn Độ "BrahMos Aerospace," Sivathanu Pillai, đề xuất trên cơ sở thành quả tên lửa hiện có phát triển tên lửa siêu thanh có vận tốc đạt đến 6M.
Sáng kiến từ phía Ấn Độ trong sự hoài nghi của các kỹ sư Nga đã được củng cố bằng một bản thuyết trình có tên gọi là: "scramjet buồng đốt thử nghiệm tên lửa siêu thanh." Trên các slides giới thiệu hai mô hình động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu dầu hỏa và nhiên liệu hydro. Mẫu scramjet có kích thước mặt cắt ngang 85x40 mm.
Theo những thông tin có được, sự cháy siêu âm của nhiên liệu trong buồng đốt đạt tốc độ 2,2М, trong điều kiện bay hành trình vật thể bay sẽ đạt được tốc độ 6,5M trên độ cao 30-35 km.
Các dữ liệu cũng tương tự như những báo cáo trong chương trình đầy hứa hẹn "Phương tiện thể hiện công nghệ siêu thanh" hoặc HSTDV ["Rise", №11-2008, "hypersound trên sông Hằng."]
Cần lưu ý rằng Ấn Độ từ lâu đã quan tâm đến chế tạo ra tên lửa hành trình siêu thanhcó thể đạt tốc độ đến M = 6,5 ở độ cao 32,5 km,
Hiện nay, Nga Ấn đang tiến hành thiết kế tên lửa hành trình “BrahMos”2 với dự kiến tốc độ sẽ đạt đến 5,26M. Đã có 4 bản thiết kế được đưa ra và phương án cuối cùng sẽ được quyết định. Tên lửa khi sản xuất ra sẽ được trang bị cho khu trục hạm dự án 15B Ấn Độ. Hải quân Nga có thể trang bị “BrahMos” – 2 cho khu trục hạm dự án 21956.
Tính năng kỹ chiến thuật tên lửa:
Nhà phát triển: BrahMos Aerospace
Định danh: PJ-10 "BrahMos"
Phóng lần đầu tiên: ngày 12 tháng 6 năm 2001
Chiều dài, m: 8
Sải cánh, m: 1,7
Đường kính, m: 0,7
Trọng lượng phóng, kg: 3000
Động cơ: phản lực dòng khí thẳng SPVRD
Lực đẩy, kgf (kN): 4000
Phóng và tăng tốc: tên lửa đẩy nhiên liệu rắn
Vận tốc, m/s (M =2,5-2,8) ở độ cao 750 m
Vận tốc, m / s (M =2) độ cao sát mặt đất
Tầm bắn, km
- theo quỹ đạo kết hợp: lên đến 300 km
- theo quỹ đạo độ cao thấp: 120 km
Độ cao hành trình : 14.000 m
Độ cao, m:
- độ cao quỹ đạo bay thấp : đến 10-15 m
- độ cao khu vực mục tiêu : 5-15 m
Hệ thống điều khiển: tự dẫn với hệ thống dẫn đường quán tính và RGSN
Loại đầu đạn: xuyên phá lượng nổ mạnh
Trọng lượng đầu đạn: 300 kg
Độ dốc nghiêng của giá ống phóng đạn: 0-90.
TTB