Kết quả trái chiều 2 tháng đầu năm họ dầu khí: DPM lãi đột biến nghìn tỷ, Đạm Cà Mau, PVI, PV Oil tăng bằng lần, PVD, POW lỗ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
PVN là một doanh nghiệp nhà nước, đóng vai trò chủ lực, trụ cột của nền kinh tế. Quy mô tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn đến nay là 37 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu hợp nhất là 21 tỷ USD.

Ngày 7/3, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ tháng 3 năm 2022 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn về kết quả SXKD tháng 2, kế hoạch tháng 3, đặc biệt là cập nhật tình hình thị trường và diễn biến xung đột chính trị thế giới, nhằm nhận diện và đưa ra giải pháp ứng phó, quản trị, điều hành trong tình hình mới.

Tháng 2/2022, tổng doanh thu toàn PVN ước đạt 54,98 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch tháng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 118,73 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch 2 tháng và tăng 46% so với cùng kỳ 2021. Những kết quả ấn tượng này không lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô mà trải đều ở tất cả các lĩnh vực SXKD chính của Tập đoàn.

Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đang là lĩnh vực cốt lõi của Petrovietnam. Các công ty con, công ty liên kết đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí của PVN như PVEP, Vietsovpetro, Rusvietpetro mang về nguồn lợi nhuận lớn cho PVN.

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) giữ vai trò chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PVEP hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và nước ngoài. Trong tháng 2/2022, PVEP lãi trước thuế 1.635 tỷ đồng, hoàn thành 292% kế hoạch tháng 2. Luỹ kế 2 tháng đầu năm 2022, PVEP đạt 3.575 lợi nhuận trước thuế, tăng 82% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch 2 tháng 219% và đã hoàn thành 62% kế hoạch cả năm 2022.

Mang về lợi nhuận nhiều thứ 2 PVN là liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (PVN sở hữu 51% cổ phần) với 1.342 tỷ đồng trong tháng 2 và 2.578 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm, tăng 163% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, PVN còn một liên doanh Việt – Nga khác là Rusvietpetro với tỷ lệ góp vốn Zarubezhneft - 51% và Petrovietnam - 49%, nhưng khác với Vietsovpetro hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam thì Rusvietpetro khai thác dầu khí tại Nga. Đây là dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí thành công nhất của PVN. Liên doanh này lãi 1.111 tỷ đồng trước thuế trong tháng 2, hoàn thành xuất sắc 703% kế hoạch. Luỹ kế 2 tháng, Rusvietpetro lãi 1.924 tỷ đồng, cao gấp 4 lần cùng kỳ năm 2021.

Phân bón là mảng hoạt động có tốc độ tăng trưởng thần tốc trong 2 tháng đầu năm của PVN. Công ty con hoạt động trong lĩnh vực phân bón gồm có Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – PVFCCo (Đạm Phú Mỹ - DPM)Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau -DCM).

Luỹ kế 2 tháng, DPM lãi trước thuế 1.422 tỷ đồng, hoàn thành 846% kế hoạch 2 tháng, tăng gấp 11,56 lần so với cùng kỳ. DPM còn vượt 26% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2022.

Tương tự, DCM cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong 2 tháng đầu năm đạt 735 tỷ đồng, hoàn thành 1123% kế hoạch 2 tháng, tăng 659% so với năm ngoái. Và DCM cũng vượt kế hoạch cả năm 2022 35%.

Mảng xăng dầu, đặc biệt là Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh. Tháng 2/2022, lợi nhuận trước thuế đạt 520 tỷ đồng, hoàn thành 495% kế hoạch tháng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 1.003 tỷ đồng, hoàn thành 570% kế hoạch 2 tháng và tăng 81% so với cùng kỳ 2021.

Ngược lại, trong tháng 2, một số công ty con của PVN báo lỗ như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW)Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD). Trong đó, tháng 2 POW báo lỗ 118 tỷ đồng , tuy nhiên luỹ kế 2 tháng POW vẫn lãi 145 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Còn PVDlỗ 24 tỷ trong tháng 2 và lỗ 53 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm.

Theo Nhịp sống kinh tế