Chiến binh Houthi phá hủy một xe tăng Mỹ trên chiến trường Yemen. |
Theo video, tất cả các phương tiện bị phá hủy bằng những tên lửa chống tăng đã lão hóa (ATGM) trong suốt hai tuần qua. Một số phương tiện đang chuyên chở nhiều binh sĩ Yemen do Ả rập Xê-út hậu thuẫn bị trúng đạn, khiến hầu hết những tay súng thiệt mạng và bị thương trong các cuộc tấn công này.
Houthi thành lập các tổ săn tăng cơ động, sử dụng chủ yếu là những tên lửa chống tăng có điều khiển Konkurs và Metis (ATGM) do Liên Xô sản xuất. Cả hai tên lửa đều điều khiển dẫn đường bằng kính ngắm bán tự động trong tầm nhìn (SACLOS). Tên lửa Konkurs có tầm bắn tới 4km, còn Metis chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi gần 1km.
Liên minh vùng Vịnh cáo buộc Houthi nhận được các tên lửa có điều khiển từ Iran. Theo tuyên bố, một số lô hàng mang ATGM bị Liên minh vùng Vịnh ngăn chặn trong bốn năm qua. Nhưng không có bằng chứng xác nhận các tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công mới này do Iran cung cấp.
Việc sử dụng ATGM tấn công tầm xa trên chiến trường Sirwah giúp cho các dân quân Ansar Allah tiến nhanh hơn, các lực lượng do Ả rập Xê-út bị tổn thất nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến đấu. Lực lượng du kích quân Yemen có thể sẽ áp dụng chiến lược tương tự trên các khu vực chiến trường khác.
Vào cuối giờ chiều ngày 22.03.2019, lực lượng phòng không Yemen, tham gia phong trào Houthi đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) trên thủ đô Sanaa của Yemen.
Đài truyền hình al-Masirah, dẫn nguồn tin quân sự cho biết: Một đơn vị phòng không, bằng vũ khí phù hợp đã tấn công chính xác vào một UAV tiên tiến trên khu vực Hamdan ở Sanaa, bắt tiêu diệt và hạ chiếc drone trên vùng ngoại ô thủ đô Yemen, Sanaa.
Theo nguồn tin quân sự, chiếc UAV là một Predator MQ-1 do Mỹ sản xuất, đang thực hiện sứ mệnh trinh sát trên thủ đô Yemen. Đài truyền hình al-Masirah cũng cung cấp video về những mảnh vụn chiếc UAV, do truyền thông Houthi cung cấp.
MQ-1, do General Atomics sản xuất lần đầu tiên năm 1995, có tầm bay khoảng 1.200km và thời gian bay 24 giờ. Phiên bản chiến đấu của UAV được trang bị 2 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire hoặc tới sáu tên lửa có điều khiển AGM-176 Griffin dành cho nhiệm vụ chiến đấu.
CIA hiện đang sử dụng một biến thể tiên tiến hơn của Predator MQ-1, thực hiện nhiệm vụ giám sát trên không phận Yemen. Quân đội Liên hiệp các Tiểu vương quốc thống nhất (UAE) cũng sở hữu và khai thác sử dụng 1 phiên bản không vũ trang, có thể dùng để trinh sát và theo dõi mục tiêu mang tên Predator XP (MQ-1 xuất khẩu).
Hiện chưa rõ lực lượng nào đang sử dụng chiếc UAV này, nhưng việc bắn hạ drone do Mỹ sản xuất là chiến thắng lớn đối với phong trào Houthi và các lực lượng ủng hộ kháng chiến ở Yemen.