Những ngôi nhà được chụp ở Ilulissat, Greenland. Khi Greenland vẫn còn là thuộc địa, Mỹ dưới thời Tổng thống lúc bấy giờ là Harry Truman đã tìm cách mua hòn đảo này làm tài sản chiến lược trong Chiến tranh Lạnh với giá 100 triệu USD dưới dạng vàng, nhưng Copenhagen từ chối bán. Ảnh: Reuters.
Những ngôi nhà được chụp ở Ilulissat, Greenland. Khi Greenland vẫn còn là thuộc địa, Mỹ dưới thời Tổng thống lúc bấy giờ là Harry Truman đã tìm cách mua hòn đảo này làm tài sản chiến lược trong Chiến tranh Lạnh với giá 100 triệu USD dưới dạng vàng, nhưng Copenhagen từ chối bán. Ảnh: Reuters.

E-magazine Hình ảnh thơ mộng và hùng vĩ của Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới mà ông Trump muốn mua

Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, đã nổi như cồn sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát nó.

2.png
Những tảng băng trôi được nhìn thấy ở cửa vịnh băng Jakobshavns trong lúc hoàng hôn gần Ilulissat, Greenland. Nếu Greenland trở nên độc lập, nó có thể chọn liên kết với Mỹ. Mặc dù phần lớn người dân Greenland muốn độc lập, ít người thấy độc lập hoàn toàn là khả thi do họ phụ thuộc về kinh tế vào Đan Mạch, một thành viên của Liên minh châu Âu giàu có. Ảnh: Reuters.
3.png
Sông băng Jakobshavn tại vịnh băng Jakobshavn gần Ilulissat, Greenland. Hòn đảo này về mặt địa lý là một phần của lục địa Bắc Mỹ. Ảnh chụp tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.
4.png
Nước tan chảy và bùn sông băng được chụp ở phía Bắc Kangerlussuaq, Greenland. Ảnh: Reuters.
5.png
Người dân tham quan khu hội chợ Tivoli ở Nuuk, Greenland. Hòn đảo có thủ đô Nuuk gần New York hơn thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, cũng tự hào có nguồn khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào, nhưng tốc độ phát triển còn chậm. Tổng cộng, Đan Mạch chỉ chi dưới 1 tỷ USD mỗi năm cho Greenland. Ảnh: Reuters.
6.png
Một tảng băng trôi được nhìn thấy ở rìa một nghĩa trang ở Nuuk, Greenland. Phong trào độc lập đã thu hút được sự chú ý ở Greenland trong những năm gần đây. Phần lớn cư dân Greenland ủng hộ độc lập nhưng bị chia rẽ về vấn đề thời gian và tác động tiềm tàng đối với tiêu chuẩn sống. Ảnh: Reuters.
7.png
Một bến cảng được chụp ở Nuuk. Nền kinh tế của Greenland phụ thuộc vào đánh bắt cá, chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu và trợ cấp hàng năm từ Đan Mạch, chiếm gần một nửa ngân sách công. Ảnh: Reuters.
8.png
Sông băng Sermeq đang tan chảy, nằm cách Nuuk khoảng 80 km về phía nam, tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.
9.png
Một tảng băng trôi qua lúc hoàng hôn ở Nuuk. Greenland có ý nghĩa chiến lược đối với quân đội Mỹ và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của nước này vì tuyến đường ngắn nhất từ ​​châu Âu đến Bắc Mỹ chạy qua hòn đảo này. Ảnh: Reuters.
10.png
Những ngôi nhà được chụp ở Nuuk. Greenland trở thành lãnh thổ chính thức của Đan Mạch vào năm 1953 và tuân theo hiến pháp Đan Mạch, nghĩa là bất kỳ thay đổi nào về tình trạng pháp lý của vùng này đều cần phải sửa đổi hiến pháp. Năm 2009, hòn đảo được trao quyền tự trị rộng rãi, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý. Ảnh: Reuters.
11.png
Bức tranh tường về một người phụ nữ và một con gấu Bắc Cực được vẽ ở Nuuk. Lời đề nghị mua hòn đảo của ông Trump vào năm 2019 đã bị Đan Mạch, một đồng minh thân cận của Mỹ trong NATO, kiên quyết từ chối và bị Thủ tướng Mette Frederiksen coi là "vô lý". Ảnh: Reuters.
12.png
Băng tan ở phía nam Nuuk, Greenland. Trong khi phần lớn người dân Greenland muốn độc lập, ít người thấy độc lập hoàn toàn là khả thi do họ phụ thuộc về kinh tế vào Đan Mạch, một thành viên của Liên minh châu Âu giàu có. Một lựa chọn khác là thành lập hiệp ước "liên kết tự do" với Mỹ, tương tự như tình trạng của các quốc đảo Thái Bình Dương Quần đảo Marshall, Micronesia và Palau. Ảnh: Reuters.
13.png
Toàn cảnh cảnh quan bên ngoài Nuuk, Greenland. Ảnh: Reuters.
14.png
Những ngôi nhà được chụp ở Nuuk, Greenland. Ảnh: Reuters.
15.png
Băng tan và các tảng băng trôi được chụp ở bờ biển phía đông ở Greenland, tháng 9/2021. Ảnh: Reuters

Theo Reuters