Cho dù Triều Tiên có thể chịu đựng vô khối trò cười trên trường quốc tế nhưng nước này không phải lúc nào cũng như vậy. Vào ngày 21/1/1986, 15 năm sau Chiến tranh Triều Tiên, nhóm biệt kích Triều Tiên đã bị bắt khi đang cố ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee.
Cải trang thành lính Hàn Quốc, đặc nhiệm Triều Tiên đã vượt qua biên giới và tiến sâu vào hàng trăm thước bất chấp hàng rào an ninh của Nhà Xanh, nơi ở của Tổng thống Hàn Quốc. Sau một cuộc đọ súng dữ dội với binh lính Mỹ và Hàn Quốc, 29 trong số 31 binh lính này đã bị giết hoặc bắt sống.
Trong số hai người còn sống, một người đã trốn thoát trở về Triều Tiên và cuối cùng trở thành tướng lĩnh. Trong khi người còn lại bị bắt, được ân xá và cuối cùng trở thành một mục sư ở Hàn Quốc.
Để trả thù Triều Tiên, Nam Hàn đã lên kế hoạch ám sát ba tháng sau đó. Sau khi đã huấn luyện 31 tân binh, Nam Hàn đã thành lập Biệt Đội 684. Đơn vị này được giao nhiệm vụ di chuyển tới Bình Nhưỡng để ám sát Chủ tịch Triều Tiên khi đó là Kim Nhật Thành.
Đội tân binh này, những người phần lớn là tội phạm và dân lang thang đường phố được đưa tới đảo Silmido ở Biển Hoàng Hải sau khi được hứa hẹn về lương thưởng và nghề nghiệp nếu họ hoàn thành nhiệm vụ này, nguồn tin cho hay.
“Họ là loại người sẽ rất dễ gây gổ trên đường phố,” ông Yang Dong Su, một trong số các vệ sĩ giải thích với tờ New York Times năm 2004. Chế độ đào tạo của đơn vị này được cho là cực kỳ khắc nghiệt: hơn 20% tân binh chết trong khi huấn luyện và các tòa án Hàn Quốc sau này đã kết luận điều này là xâm phạm quyền cơ bản của con người”.
Tuy nhiên, tất cả quá trình huấn luyện khắc nghiệt, công phu đó cuối cùng đều trở thành vô ích. Sau khi hâm nóng mối quan hệ hai miền Triều tiên, nhiệm vụ này đã bị hủy bỏ.
Thất vọng sau ba năm đào tạo và không được phép rời hòn đảo hoang này, các tân binh đã quyết định nổi dậy. Ông Yang cho hay vào buổi sáng của cuộc binh biến, phần lớn các sĩ quan huấn luyện vẫn còn say sưa đánh chén, đây cũng là lần đầu tiên trong ba năm sống trên đảo.
“Lần đầu tiên, đêm trước cuộc nổi dậy, khoảng 10 người chúng tôi rời hòn đảo và mua về rất nhiều rượu, và chúng tôi đã uống dưới sự cho phép,” ông Yang nói với tờ The Korean Herald.
Sau khi đột nhập vào phòng đội trưởng, những tân binh này đã giết ông bằng cách đập búa vào trán, sau đó giết hết tất cả trừ 6 người trong đội huấn luyện. Cuối cùng, đơn vị phản bội này đã rời hòn đảo và cướp một chiếc xe bus để đi về Seoul, tuy nhiên sau khi bị chính quyền chặn lại, họ đã tự cho nổ lựu đạn.
“Những binh lính này nổi dậy vì họ cảm thấy rằng họ sẽ không bao giờ có cơ hội đến Triều Tiên và họ cũng sẽ không được phép rời hòn đảo. Họ quá tuyệt vọng”, ông Yang, một người cũng bị bắn vào cổ trong cuộc nổi dậy cho hay. Bốn trong số những kẻ nổi dậy còn sống sót và đã bị tòa án binh tuyên có tội và bị tử hình sau đó.
Sự minh bạch về Đơn vị 684 cũng là một vấn đề cho đến tận ngày nay. Trong nhiều thập kỷ, Hàn Quốc đã bác bỏ tuyên bố về sự tồn tại của đơn vị đặc biệt này và thậm chí còn có tin cho rằng chính phủ Hàn Quốc dán mác kẻ thù những binh sĩ này sau cuộc nổi dậy của họ.
Đến tận năm 2006, chính phủ Hàn Quốc mới đưa ra báo cáo chính thức về đơn vị 684 và chương trình huấn luyện. Và đến tận năm 2010 Tòa án Trung tâm Seoul mới ra phán quyết gia đình các binh lính của Biệt Đội 684 được đền bù 217.000 USD thiệt hại, đã giảm đáng kể so với số tiền những gia đình này đòi bồi thường cho những cái chết và hệ quả tinh thần mà họ phải chịu đựng là 574.000 USD.
“Các đặc vụ ở Silmido không được thông báo về mức độ nguy hiểm liên quan đến quá trình huấn luyện”, phán quyết khẳng định.
Nhưng vẫn còn tồn tại một số nghi ngờ đằng sau sự đối xử khắc nghiệt đối với các binh sĩ thuộc đội 684. Kim Yi-tae, trung đội trưởng phục vụ lâu nhất ở Silmido đã kể lại quãng thời gian ông công tác trên hòn đảo này.“Chúng tôi không bao giờ đối xử tồi tệ với họ. Họ không bị ép buộc ở đây. Họ đã tình nguyện đăng ký huấn luyện,” ông Kim trả lời The Korea Herald.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu