Điều này phản ánh một hiện thực đã kéo dài từ lâu rằng Washington đưa ra đủ các điều kiện trước khi cho phép những đất nước khác trên thế giới mua những hệ thống vũ khí của họ, kèm theo rất nhiều trói buộc. Hệ thống này được đưa vào để giúp Mỹ tái định hình trạng thái toàn cầu phù hợp với lợi ích riêng của mình. Nó khiến các "tay chơi" quốc tế tìm một nguồn cung vũ khí khác - những loại mà Washington có thể muốn hoặc không muốn bán cho họ.
Vấn đề còn tệ hơn khi "chú Sam" không có những vũ khí mình cần dù mức độ chi tiêu của Washington là chưa từng thấy. Đó là lý do Mỹ hầu như chỉ sản xuất những hệ thống vũ khí cũ kỹ không thể sánh với những vũ khí tối tân của Nga. Điều này được phản ánh sâu sắc qua vụ thất bại của tên lửa hành trình Tomahawk mà Lầu Năm Góc bắn vào Syria vào hồi giữa tháng 4 vừa qua.
Tổ hợp tên lửa S-400 của Nga.
|
Nhưng may mắn là tờ Guardian đã đủ khách quan để đưa tin về kết quả của cuộc tấn công vào Syria với số lượng tên lửa trị giá 50 triệu USD được bắn liên tục trong vòng 45 phút. Và hiệu quả của vụ không kích rất đáng hồ nghi vì Syria thông báo đã hạ được hàng chục quả tên lửa trong số hơn 100 quả được phóng ra. Những quả tên lửa được sử dụng trong vụ tấn công là những vũ khí tốt nhất mà Mỹ và đồng minh có trong kho bao gồm cả tên lửa hành trình mới nhất JASSM được sử dụng lần đầu trong thực chiến.
Tỷ lệ phóng thành công thấp khiến cho các quan chức Lầu Năm Góc phải bỏ đi ý định bắn thêm những tên lửa hành trình Tomahawk trong tương lai. Những hệ thống này được thiết kế từ những năm 1980 đã trở nên rất cũ kỹ. Vì thế, Mỹ đã quyết định cải tiến những hệ thống này (theo Defense One).
Hiện tại, thông tin về việc các khách hàng không hài lòng về sự thổi phồng hiệu quả của hệ thống phòng không Patriot đang tăng lên. Các chuyên gia từ viện nghiên cứu quốc tế Middlebury đã khảo sát tính hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ tại Ả rập Xê-út và đưa đến kết luận rằng: Tên lửa Patriot MIM-104 mà Mỹ quảng cáo với tất cả các đồng minh là thứ vũ khí tối tân có rất ít hiệu quả phòng không.
Nghiên cứu này được đưa ra với tiêu đề: Tên lửa Patriot được chế tạo ở Mỹ và rơi ở mọi nơi. Riyadh có lẽ sẽ không thể quên việc những quả tên lửa Patriot thay vì đánh chặn những quả đạn pháo do phiến quân Houthis thì lại rơi vào đúng khu vực dân cư.
Tên lửa Patriot bị nhiều chuyên gia đánh giá là có hiệu quả yếu kém.
|
Tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách về chính sách của Mỹ John Rood đưa ra hồi tháng 3 về việc hệ thống phòng không của Mỹ không thể sử dụng khi đối đầu với Nga và Trung Quốc đã khiến các khách hàng truyền thống của Washington rơi vào trạng thái "sốc". Những hệ thống tên lửa được bán ra là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Nhưng khi Nga ra mắt thế hệ tên lửa mới có khả năng tấn công hạt nhân thì hệ thống trên bị vô hiệu hóa.
Vì thế, hầu như không ai ngạc nhiên khi Ả rập Xê-út không hỏi ý kiến Washington mà đã đàm phán với Nga để nhanh chóng chuyển giao hệ thống S-400 cho Riyadh. Vào tháng 5 vừa rồi, đại sứ Ả rập Xê-út tại Moscow ông Raed bin Khaled Qarmali đã tiết lộ sự thật này. Ông cũng nói thêm hai nước đã có thỏa thuận này một năm trước trong chuyến thăm Moscow của vua Ả rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al Saud.
Qatar cũng đang nỗ lực để có được thỏa thuận tương tự vì tầng lớp tinh hoa của nước này rất muốn sở hữu hệ thống S-400 Triumph của Nga. Tuy nhiên, Ả rập Xê-út cực lực phản đối một thỏa thuận như vậy và đe dọa Doha rằng sẽ dùng quân đội triệt hạ hết tất cả các hệ thống vũ khí chuyển tới Qatar. Điều này được biết đến khi vua Salman gửi thư cho tổng thống Pháp, thúc giục gây áp lực khiến Doha phải từ bỏ thỏa thuận. Có nghi ngờ rằng Riyadh muốn phá bỏ thỏa thuận do phải phối hợp với Mỹ vì Washington không muốn mất đi một thị trường vũ khí béo bở nhất trên thế giới mang tên Vịnh Ba Tư chỉ trong một đêm.
Nhưng hoàng gia Ả rập không phải là bên duy nhất muốn không phận của mình hoàn toàn được đảm bảo trước những sự xâm phạm không mong muốn. Trong số này phải kể tới Iraq, Algeria và một số nước tại Trung Đông và châu Á, gồm cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn mua hệ thống tên lửa của Nga.
Một trong những lý do mà New Delhi quyết định phải có S-400 là do Trung Quốc cũng đã thành công trong việc đàm phán thỏa thuận với Moscow để có được hệ thống này. Và kể từ khi Ấn Độ thấy Bắc Kinh là một trong những đối thủ chính trong khu vực, họ sẽ làm bất cứ điều gì để không tụt lại phía sau người hàng xóm trong bất cứ lĩnh vực nào. Khi những tổ hợp S-400 đầu tiên tới Trung Quốc vào hồi tháng 4, mọi người có thể đánh cược rằng Ấn Độ sẽ không đợi lâu để đuổi kịp Trung Quốc.
Thỏa thuận giữa Nga-Ấn về hệ thống S-400 là một vấn đề rất nhạy cảm với Mỹ. Nó khiến Washington rất khó để "thuyết phục Ấn Độ" từ bỏ thỏa thuận này sau khi Mỹ và Ấn đã mất rất nhiều thời gian để đàm phán để Ấn Độ có thể mua được hệ thống Patriot.
Theo Economic Times, Nhà Trắng có thể đưa vấn đề này ra trong cuộc gặp "2+2" giữa Ấn Độ và Mỹ diễn ra trong tháng 7 tại Washington nhưng Mỹ đã tạm hoãn cuộc gặp này. Cũng có thông tin Mỹ sẽ nghĩ cách để đưa ra lệnh trừng phạt với New Delhi. Vì với luật Chống lại đối thủ bằng các lệnh trừng phạt CAATSA, Mỹ có thể áp dụng những phương pháp hạn chế chống lại một đất nước hay công ty thứ 2 hợp tác về quốc phòng và tình báo với Liên bang Nga.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Ấn Độ và Mỹ không ai biết bên nào cần bên nào hơn. Trước đây, Mỹ đã từng áp dụng lệnh trừng phạt với New Delhi và sau đó nhiều năm, sản phẩm Mỹ không thể tiếp cận thị trường Ấn Độ. Phải mất rất nhiều thời gian, cuối cùng Washington cũng nhận ra rằng thị trường Ấn Độ quan trọng đến thế nào với Mỹ. Vì thế, chính quyền của tổng thống Trump phản đối ý tưởng áp dụng những lệnh trừng phạt mới với Ấn Độ trong khi vẫn muốn yêu cầu Ấn Độ giảm phụ thuộc quân sự vào Nga.
Và cuộc chiến ngoại giao nóng nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng đến từ hệ thống phòng không của Nga khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ý định sẽ dùng 2,5 tỷ USD để mua những tổ hợp S-400. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố kế hoạch nhận chuyến hàng đầu tiên là trong tháng 7. Trước đó, Lầu Năm Góc đã đe dọa sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu thỏa thuận này được thông qua.
Quyền thứ trưởng Quốc phòng về không quân và quan hệ quốc tên Heidi Grant thậm chí đã tuyên bố rằng cần loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mạng lưới phòng thủ chung của NATO. Vào ngày 18.6, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm 2019, trong đó có điều khoản về việc Ankara sẽ tham gia khâu sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35. Nhưng việc thông qua này đang bị đình lại vì kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận mua S-400 với Nga.
|
Theo Thượng viện Mỹ, trong vòng 60 ngày kể từ khi ngân sách được chuyển tới Bộ Quốc phòng, người đứng đầu Lầu Năm Góc phải hội ý cùng Ngoại trưởng Mỹ để đưa ra một bản báo cáo về tình hình quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cho những ủy ban quốc hội liên quan. Bản báo cáo này phải có nội dung xác định liệu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa mà mọi người đều muốn hay không? Washington còn đi xa hơn khi đưa vấn đề thành một lợi thế trong vòng đàm phán hòa bình Syria gần đây, yêu cầu Ankara phải đảm bảo sẽ không sử dụng hệ thống tên lửa này để chống lại các thành viên NATO. Thổ Nhĩ Kỳ chắc sẽ cam kết như vậy.
Nhưng dù có rất nhiều phản đối của quốc hội, Lầu Năm Góc đã chuyển 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên cho đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng thời điểm, ông Erdogan vẫn chưa có ý định quay lưng với người Nga. Hiện tại, Ankara đang có được những gì tốt nhất của cả hai thế giới, khiến cho những gương mặt chính trị dày dạn tại Mỹ phải lặng thinh khi họ đã sở hữu cả F-35 và S-400 bằng cách đùa giỡn những trung tâm quyền lực thế giới đang chống lại nhau. Dù đang chông chênh bên bờ vực của một cuộc đối đầu thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thành viên NATO. Điều này có thể mô tả như là một nghệ thuật về mặt ngoại giao.