Hải quân Nga mở rộng hiện diện quân sự ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

VietTimes -- Hải quân Nga hiện nay đã mở rộng hoạt động đến khu vực hoạt động truyền thống thời kỳ Chiến tranh Lạnh như Ấn Độ Dương và Nam Cực. Trong bối cảnh hiện nay, hợp tác hải quân Trung - Nga có không gian tương đối lớn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Korolev. Ảnh: BusinessLIVE/Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Korolev. Ảnh: BusinessLIVE/Reuters.

Tờ Asia Times ngày 15/8 đăng bài viết "Nga mở rộng thực lực quân sự và phạm vi nhiệm vụ hải quân ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Bài viết cho rằng ngày 29/7 tại buổi lễ chào mừng ngày thành lập hải quân Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ bàn giao 26 tàu chiến mới cho hải quân Nga trước cuối năm 2018.
Trong tương lai, hải quân Nga sẽ còn được biên chế nhiều hơn. Dự kiến, chỉ riêng Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sẽ tiếp nhận 37 tàu chiến mới trước năm 2024. So với 28 tàu chiến mới mà hạm đội này tiếp nhận trong 10 năm qua, đây là một sự tăng tốc quan trọng.
Điều này cho thấy mặc dù đã hủy bỏ những chương trình được cho là quá đắt đỏ, đặc biệt là chương trình tàu khu trục động cơ hạt nhân lớp Leader và tàu sân bay cỡ lớn lớp Shtorm, nhưng Kremlin vẫn đang thúc đẩy một kế hoạch nâng cấp hải quân đầy tham vọng.
Hiện nay, nguồn tài chính dành cho nâng cấp của hải quân Nga đã được phân bổ. Người phụ trách chương trình kinh tế của Trung tâm Carnegie ở Moscow là Andrey Movchan cho rằng xét tới giá dầu hiện nay cao hơn 30% so với giá dầu dự kiến trong giai đoạn 2018 - 2021. Hơn nữa việc thu thuế và thuế quan tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận quan trọng của ngân sách Nga, chi tiêu quốc phòng Nga còn chưa đến mức không thể gánh được.
Điện Kremlin cho rằng đuổi kịp tiềm lực quân sự của Mỹ và Trung Quốc rất quan trọng. Nhưng chi tiêu quốc phòng của hai nước Mỹ và Trung Quốc đều cao hơn Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và hải quân Nga. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và hải quân Nga. Ảnh: Reuters.

Chi tiêu khổng lồ và việc bàn giao vũ khí mới đã dẫn tới một vấn đề: Nga phải chăng sẽ thay đổi sách lược quân sự? Đặc biệt là thay đổi sách lược quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, tức là từ phòng thủ gần bờ chuyển sang triển khai nhiều hoạt động hơn ở vùng biển quốc tế.
Phó giáo sư Alexey Muraviev, Đại học Curtin, Australia cho rằng Nga sẽ làm như vậy. Ông nói: "5 năm qua, hải quân Nga đã tăng mạnh tốc độ hành động, đã mở rộng khu vực hoạt động, đã tăng số lượng lực lượng triển khai ở khu vực tuyến đầu. Họ đã đạt trình độ tác chiến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vào bất cứ lúc nào đều có thể triển khai khoảng 70 - 100 tàu chiến và tàu hỗ trợ".
Theo Tư lệnh hải quân Nga Đô đốc Vladimir Korolev, năm 2017, tổng cộng thời gian hoạt động của tàu chiến hải quân Nga là 17.100 ngày đêm, tăng 1.500 ngày đêm so với năm 2016.
Điều này cho thấy, mặc dù hải quân Nga hiện nay nhỏ hơn hải quân Liên Xô về quy mô, nhưng họ đang khôi phục năng lực triển khai thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Phó giáo sư Alexey Muraviev cho rằng: "Hải quân Nga hiện nay đã mở rộng hoạt động biển xa tới khu vực hoạt động truyền thống của hải quân Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã đến khu vực Ấn Độ Dương và Nam Cực. Mặc dù quy mô có thể triển khai lực lượng không bằng hạm đội Liên Xô, nhưng trong giai đoạn 2014 - 2017, tần suất hoạt động của họ ở khu vực Thái Bình Dương luôn rất cao. Trong khi đó ở đây đã không phải là khu vực hoạt động truyền thống của hải quân Nga".

Tàu tuần dương Varyag của hải quân Nga thăm Ấn Độ. Ảnh: Cankao.
Tàu tuần dương Varyag của hải quân Nga thăm Ấn Độ. Ảnh: Cankao.

Theo phó giáo sư Alexey Muraviev, trong thời gian này, phạm vi hoạt động của hải quân Nga bao gồm toàn bộ Đông Nam Á, khu vực lân cận sừng châu Phi, biển San Hô (Coral), Tây Thái Bình Dương và khu vực Địa Trung Hải.
Alexey Muraviev cho rằng hoạt động triển khai quân sự của Nga tại vùng biển có ý nghĩa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm Tây Thái Bình Dương, biển Hoa Đông và Biển Đông, Ấn Độ Dương, vịnh Péc-xích, cùng với hành động triển khai ở vùng biển tây nam Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Trong thời điểm quan hệ căng thẳng Trung - Mỹ và Nga - Mỹ nóng lên ở nhiều khu vực và lĩnh vực, không gian hợp tác hải quân giữa Trung - Nga trở nên tương đối lớn.
Phó giáo sư Alexey Muraviev cho rằng
hợp tác Trung - Nga trong chế tạo tàu chiến cũng có khả năng được tăng cường. Ông nói: "Các công ty Trung Quốc đã cung cấp số lượng động cơ tàu chiến nhất định cho hải quân Nga để làm dịu vấn đề thiếu động cơ do Nga tạm dừng hợp tác quốc phòng với Ukraine và Đức”.

Biên đội liên hợp hải quân Trung - Nga. Ảnh: Cankao.
Biên đội liên hợp hải quân Trung - Nga. Ảnh: Cankao.

Theo bài viết, trong thời điểm năng lực sản xuất ngành đóng tàu Trung Quốc dư thừa, Trung Quốc tiến hành chế tạo tàu chiến hoàn chỉnh cho Nga là hoàn toàn có khả năng. Alexey Muraviev cho rằng: "Các doanh nghiệp đóng tàu Trung Quốc có thể sẽ tham gia một số dự án xây dựng hải quân của hải quân Nga".