“Gỡ cấm vận vũ khí với Việt Nam tùy thuộc vào kiến nghị của 2 quan chức Mỹ đang ở Hà Nội"

VietTimes -- Quyết định cuối cùng của ông Obama có thể tùy thuộc vào kiến nghị đưa ra của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và TBD Daniel Russel và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trắc Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski.
Phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ cách đây vài năm trong chương trình giiao lưu, tìm hiểu, hợp tác quốc phòng (ảnh tư liệu minh họa)
Phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ cách đây vài năm trong chương trình giiao lưu, tìm hiểu, hợp tác quốc phòng (ảnh tư liệu minh họa)

Tờ Nhật báo Chiết Giang, Trung Quốc ngày 11/5 cho rằng, một số quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ, Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc khả năng hủy bỏ toàn diện cấm vận vũ khí hơn 30 năm qua đối với Việt Nam.

Vấn đề này, như truyền thông quốc tế đã đề cập, đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ Chính phủ Mỹ, những người ủng hộ chủ trương thông qua đây để tăng cường quan hệ với một nước "cựu thù", những người phản đối cho rằng hiện nay chưa phải là thời điểm dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn. Những tiếng nói phản đối đến từ Quốc hội Mỹ, trong đó có hạ nghị sĩ Mỹ Loretta Sanchez.

Một nguồn tin tin cậy tiết lộ, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn lo ngại về khả năng kinh tế của Việt Nam trong việc mua sắm vũ khí Mỹ, trong khi đó, các đơn đặt hàng mua vũ khí lớn có lợi cho giảm những tiếng nói phản đối từ Quốc hội Mỹ. Washington hy vọng Việt Nam đưa ra cam kết cụ thể về mua sắm vũ khí.

Hiện nay, vũ khí trang bị chủ yếu của Hải quân Việt Nam phần lớn được mua từ Nga như tàu hộ vệ Gepard và tàu ngầm lớp Kilo. 

Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ.
Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ.

Hãng tin Reuters phân tích cho rằng, trong các trang bị đa dạng của Mỹ, Việt Nam rất có thể ưu ái máy bay tuần tra săn ngầm trên biển P-3 và các loại tên lửa để tăng cường sức mạnh trên biển. 

Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng ý thức được, mặc dù Việt Nam tìm cách tiếp tục phát triển quan hệ với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn lo ngại Mỹ can dự vào công việc nội bộ của mình.

Cuối tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam. Một số quan chức Mỹ đề xuất, cần lấy dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí làm món quà lớn cho chuyến thăm Việt Nam. Trong khi đó, một số quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho rằng, không thể làm quá vội.

Do có nhiều ý kiến khác nhau, đến nay, Tổng thống Barack Obama vẫn chưa công khai thái độ về vấn đề dỡ bỏ toàn diện bán vũ khí cho Quân đội Việt Nam, cũng không có thông tin xác nhận ông có hướng đi nào trong vấn đề này. 

Các sỹ quan cấp cao của quân đội Việt Nam trong một chuyến thăm, công tác tại Hoa Kỳ.
Các sỹ quan cấp cao của quân đội Việt Nam trong một chuyến thăm, công tác tại Hoa Kỳ.

Hãng tin Reuters phân tích, quyết định cuối cùng của Tổng thống Barack Obama có thể tùy thuộc vào kiến nghị đưa ra của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trắc Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski sau chuyến thăm Việt Nam trong tuần này. >> XEM THÊM

Trước đó, VietTimes cũng đã đưa nhận định trong đó cho rằng, hoạt động của ông Daniel Russel và Tom Malinowski tại Việt Nam có ý nghĩa quyết định, quan trọng, có thể được xem như nhiệm vụ thống nhất trước những nội dung cơ bản trong hợp tác Mỹ - Việt sẽ được cụ thể và thông báo chính thức khi ông Barack Obama đến Việt Nam.

Một quan chức giấu tên khác cho hay, nếu Tổng thống Barack Obama cuối cùng phản đối dỡ bỏ cấm vận thì cần phải tìm cách sử dụng con đường khác để trấn an Việt Nam, chẳng hạn thành lập một tổ công tác, nghiên cứu thời điểm dỡ bỏ cấm vận. 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. (ảnh GM, Hoàng Đình Nam).
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. (ảnh GM, Hoàng Đình Nam).

Đáng chú ý, ngày 10/5, Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục William P. Lawrence đã triển khai hành động tự do hàng hải ở vùng biển phạm vi 12 hải lý của đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).

Tại Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói với báo giới rằng, hành động tuần tra này không phải là khiêu khích, mà là trách nhiệm công dân toàn cầu. Washington tiếp tục cam kết bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở các vùng biển, vùng trời quốc tế. 

Lê Việt Dũng