Giải quyết xong phiến quân Aleppo, quân đội Syria nhắm mục tiêu nào?

VietTimes -- Mục đích tiếp theo của quân đội Syria là sẽ quét sạch phiến quân và các lực lượng nước ngoài ở al Baba. Lực lượng chính phủ đang kiểm soát con đường vào thành phố, chỉ còn 15 km nữa là đến al-Baba.
Binh sĩ quân đội Syria trên chiến trường
Binh sĩ quân đội Syria trên chiến trường

Nhà báo và chính trị gia Husnu Mahalli trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nhận xét: việc Nga hỗ trợ chiến lược quân đội Syria trong chiến dịch quét sạch các nhóm thánh chiến khỏi Aleppo mang lại hiệu quả đáng kể.

Theo ông Mahalli, chiến công quét sạch các nhóm chiến binh khỏi địa bàn phía đông Aleppo là một tiến bộ lớn của quân đội Syria.

Quá trình này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình chiến dịch chống khủng bố toàn diện ở Syria, đã được thực hiện hiệu quả nhờ chiến lược quân sự đúng đắn của Damascus cùng với sự hỗ trợ của Nga, đã đạt được hiệp ước đình chiến với một số nhóm vũ trang ở các địa phận khác của Syria, điều đó cho phép các lực lượng chủ đạo tập trung vào chiến dịch ở Aleppo",  ông nói.

"Chính phủ Syria trong quá trình đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Homs, Damascus và nhiều khu vực khác, đã thông báo cho những kẻ khủng bố rằng, những ai trong số họ muốn tự nguyện rời khỏi những địa bàn này, thì có thể rút lui. Kết quả nhiều chiến binh đã đến Idlib.

Tình hình ở Aleppo có thể phát triển theo cách tương tự. Mục đích tiếp theo của quân đội Syria là sẽ quét sạch phiến quân và các lực lượng nước ngoài ở al Baba. Lực lượng chính phủ đang kiểm soát con đường vào thành phố, chỉ còn 15 km nữa là đến al-Baba".

Trong khi Mỹ tuyên bố sẽ điều động thêm 200 binh sĩ tới Syria để tham gia chiến dịch giải phóng thành phố Raqqa khỏi tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Đó là tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc Ashton Carter trong hội nghị ở Manama. "Bộ Quốc phòng tuyên bố sẽ gửi thêm 200 quân nhân tới Syria để giúp lực lượng địa phương đánh đuổi IS ra khỏi Raqqa", đại diện Lầu Năm Góc là Peter Cook thông báo trên Twitter.

Từ năm 2014, Mỹ cùng với các đồng minh đã tiến hành chiến dịch chống IS tại Syria và Iraq. Ở Syria, Mỹ triển khai chiến dịch mà không cần sự đồng ý của chính quyền sở tại. Còn Nga thực hiện chiến dịch quân sự theo đề nghị của Damascus. Đồng thời, Washington từ chối phối hợp hành động với Nga trong cuộc chiến chống IS, bất kể Matxcơva đề xuất nhiều lần.