Giải mã về lực lượng người nhái chiến đấu bí ẩn của Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã đến thăm Phân đội chống phá hoại dưới nước số 137 thuộc Hạm đội Caspi. Phóng viên báo Sao Đỏ cùng đi đã vén phần nào bí mật của lực lượng hải quân đặc biệt này.
Lực lượng người nhái chiến đấu tuần tra bảo vệ căn cứ (Ảnh: toutiao).
Lực lượng người nhái chiến đấu tuần tra bảo vệ căn cứ (Ảnh: toutiao).

Lực lượng người nhái chiến đấu rất bí ẩn của Hải quân Nga

Nói đến quốc gia chiến đấu Nga, người ta nghĩ ngay đến Lực lượng đặc biệt Alpha. Lực lượng này được đứng trong số những lực lượng đặc biệt có số má của thế giới với phong cách mạnh mẽ và kỹ năng quân sự tuyệt vời.

Tuy nhiên, ngoài Alpha, Nga còn có một lực lượng đặc biệt khác hoàn toàn bí ẩn - Lực lượng đặc biệt người nhái chiến đấu của Hải quân! Lực lượng đặc nhiệm Alpha của Nga nổi tiếng khắp thế giới nhưng Lực lượng đặc nhiệm “người nhái chiến đấu của Hải quân Nga lại khá “ẩn danh”, thậm chí nhiều lính hải quân Nga còn không hay biết gì về họ.

Người nhái Nga tác chiến dưới nước (Ảnh: toutiao).

Người nhái Nga tác chiến dưới nước (Ảnh: toutiao).

Tại các căn cứ hải quân của Nga, các thủy thủ có thể nhìn thấy những chiếc xuồng bơm hơi được sơn ngụy trang thỉnh thoảng xuất hiện ở các vùng nước, thoắt ẩn thoắt hiện giữa các cơn sóng, đôi khi lướt đi nhanh chóng trên mặt biển, nhưng ít người trong số họ biết ai là chủ nhân của những chiếc xuồng máy này và họ thuộc đơn vị nào. Thực chất đây chính là những lính đặc công người nhái chiến đấu của lực lượng đặc biệt Hải quân đang làm nhiệm vụ.

Lịch sử của đội quân người nhái chiến đấu

Hải quân Nga đã thành lập lực lượng đặc nhiệm dưới nước vào đầu năm 2019. Hiện lực lượng bí ẩn này đang đóng quân tại Bắc Morsk, Nga, sau đó đã thành lập một số phân đội đặc nhiệm dưới nước tương tự để bảo vệ an toàn của các bến cảng hải quân Nga, đó chính là những phân đội người nhái chiến đấu.

Người nhái chiến đấu mang thiết bị lặn (Ảnh: toutiao).

Người nhái chiến đấu mang thiết bị lặn (Ảnh: toutiao).

Lịch sử của những người nhái chiến đấu của Nga có thể bắt nguồn từ năm 1938. Khi đó, một số thợ lặn Liên Xô đã sử dụng thiết bị thở, mặc đồ lặn, mang theo lựu đạn và súng ngắn lẻn ra khỏi ống phóng ngư lôi ở phía trước tàu ngầm để thực hiện một cuộc tập kích quân đội Nhật Bản. Đến năm 1941, một đơn vị thợ lặn chiến đấu chính thức được thành lập tại Leningrad. Những người nhái dũng cảm này đã thực hiện hơn 200 nhiệm vụ chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tỷ lệ thành công khá cao và họ được ban lãnh đạo Hải quân của Hồng quân đánh giá cao. Thậm chí còn có một đội người nhái nữ được phát triển.

Người nhái khi huấn luyện được nối với người trên bờ bằng một sợi dây (Ảnh: sina).

Người nhái khi huấn luyện được nối với người trên bờ bằng một sợi dây (Ảnh: sina).

Năm 1953, Hải quân Liên Xô chính thức thành lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Trinh sát Hải quân và biên chế cho mỗi hạm đội hải quân một đội người nhái chiến đấu được gọi là "Đội tiên phong đột kích của Hải quân". Tổng số có tới 100 phân đội với tổng quân số lên tới 1.300 người, trở thành lực lượng đảm bảo an toàn dưới nước hiệu quả của các hạm đội hải quân Liên Xô.

Sau khi Liên Xô tan rã, số lượng tàu của Hải quân Nga không còn nhiều, nhu cầu về người nhái chiến đấu cũng giảm đi rất nhiều, chỉ giữ lại một trung đoàn người nhái đặc biệt nhưng hiệu quả hoạt động rất tốt, được người đứng đầu Hải quân Nga coi là đáng tin cậy 100%. Trong quân đội Nga, họ có hai tên gọi chính thức là thợ lặn chiến đấu hoặc lực lượng đặc nhiệm hải quân, bao gồm hai bộ phận lớn là Lực lượng Trinh sát Đặc nhiệm Hải quân và Lực lượng Phòng vệ Chống phá hoại dưới nước.

Huấn luyện cùng với tàu ngầm (Ảnh: toutiao).

Huấn luyện cùng với tàu ngầm (Ảnh: toutiao).

Trong đó, Lực lượng Trinh sát Đặc nhiệm Hải quân (OMRP) được chia thành 4 phân đội, mỗi phân đội gồm 120 đến 200 người, thuộc biên chế 4 hạm đội chủ lực của Hải quân Nga. Họ chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ xâm nhập từ biển vào đất liền, trinh sát và tác chiến đặc biệt, tính chất tương tự như lực lượng SEAL của Hải quân Mỹ.

Lực lượng Phòng vệ Chống phá hoại dưới nước (PDSS) có 13 phân đội, mỗi đơn vị có 50 – 60 người nhái chiến đấu, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm an ninh cho nơi các hạm tàu đóng quân và chiến đấu với người nhái chiến đấu của kẻ thù. Sau khi được cải tổ và nâng cấp, họ được giao đảm nhận thêm nhiều nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Phân đội 137 Lực lượng chống phá hoại dưới nước nơi Bộ trưởng Sergey Shoigu đến thăm được thành lập năm 2002 và hiện đóng quân tại Makhachkala, Cộng hòa Dagestan, Liên bang Nga.

Tập bắn súng ngắn dưới nước (Ảnh: toutiao).

Tập bắn súng ngắn dưới nước (Ảnh: toutiao).

Lực lượng đặc nhiệm người nhái chiến đấu được tuyển chọn rất kĩ

Việc tuyển chọn nhân sự cho lực lượng người nhái chiến đấu của Hải quân Nga rất khắt khe. Các điều kiện để tuyển chọn các ứng viên từ lính nghĩa vụ tại các trạm tuyển binh rất nghiêm ngặt. Tất cả các thanh niên được chọn đều đã được đào tạo về lặn và nhảy dù trong Hiệp hội hỗ trợ Không quân, Hải quân toàn Nga, và đã đạt đến trình độ kỹ năng vận động bậc cao.

Các ứng viên phải có thể chất và tâm lý xuất sắc, khi khám sức khỏe phải vượt qua sự thẩm định chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, ngoại khoa, nội khoa và thần kinh. Sau khi vượt qua cuộc tuyển chọn, các ứng viên còn cần tham gia khóa huấn luyện chiến đấu có hệ thống như nhảy dù đổ bộ, tấn công và lặn, và phải vượt qua những bài kiểm tra cuối cùng để trở thành một người nhái chiến đấu thực thụ.

Một hồ bơi dài 25 mét được xây dựng trong căn cứ huấn luyện của đơn vị làm nơi huấn luyện dưới nước. Các người nhái chiến đấu được tiến hành huấn luyện lặn, chiến đấu và bắn súng tại đây.

Huấn luyện sử dụng súng tiểu liên lưỡng cư (Ảnh: toutiao).

Huấn luyện sử dụng súng tiểu liên lưỡng cư (Ảnh: toutiao).

Trong chuyến tới thăm, phóng viên đã phát hiện ra rằng những người nhái chiến đấu có một phương pháp liên lạc dưới nước độc đáo. Đó là sợi dây mềm nối với người trên bờ. Giật một cái là hỏi “cảm giác thế nào?” và lắc hai lần có nghĩa là “tiến lên phía trước”. Dù họ đã được trang bị thiết bị liên lạc thủy âm dưới nước hiện đại nhưng hải quân Nga vẫn chú trọng kế thừa lịch sử, người nhái chiến đấu vẫn giữ cách liên lạc truyền thống. Họ thậm chí sử dụng các phương pháp liên lạc dưới nước ngay cả khi ở trên bờ, nếu không nhớ được hướng dẫn sử dụng tín hiệu dưới nước, họ sẽ không được phép xuống nước.

Vũ khí dưới nước

Do đặc điểm khác nhau giữa môi trường nước và không khí, nên súng đạn truyền thống có tầm bắn hạn chế và đường đạn không ổn định khi sử dụng dưới nước; do đó, các người nhái chiến đấu được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài kỹ thuật chất lượng tốt, tính năng ưu việt, chủ yếu bao gồm: súng ngắn dưới nước và súng tiểu liên. Các loại vũ khí đặc biệt này hầu như không phát ra âm thanh và không có lửa khi bắn. Ngoài ra, còn có các ống phóng rocket, tên lửa phòng không vác vai và tên lửa chống tăng; cơ số đạn được cấp cho binh lính người nhái chiến đấu là không giới hạn.

Súng và đạn của người nhái chiến đấu dưới nước (Ảnh: sina).

Súng và đạn của người nhái chiến đấu dưới nước (Ảnh: sina).

Súng bắn dưới nước sử dụng loại đạn đặc biệt dạng mũi tên, và tầm bắn dưới nước của súng ngắn dưới nước SPP-1 có thể lên tới 17 mét. Băng đạn của súng trường tấn công lưỡng cư APS có thể chứa được 26 viên đạn, cự ly bắn hiệu quả dưới nước là 30 mét dưới độ sâu 5 mét; nếu xuống độ sau 20 mét thì tầm bắn hiệu quả chỉ còn 20m và cự ly bắn trên cạn là 100 mét, nhờ đó các người nhái chiến đấu vừa có thể tiêu diệt kẻ địch dưới nước vừa có thể đẩy lùi lực lượng địch trên cạn. Được biết, ngành công nghiệp quân sự Nga gần đây đã phát triển một loại súng trường tấn công lưỡng cư kiểu mới, có thể sử dụng trên bộ và dưới nước, nhưng các chi tiết vẫn còn trong giai đoạn bí mật.

Ngoài ra, các người nhái chiến đấu còn được trang bị một con dao găm đặc biệt có thước đo khi làm nhiệm vụ dưới nước, điều này thuận tiện cho họ báo cáo kích thước cụ thể của mục tiêu lên những người trên bờ, chẳng hạn như lỗ thủng của đáy tàu chiến đối phương...

Tập bơi lặn với trang thiết bị đầy đủ (Ảnh: toutiao).

Tập bơi lặn với trang thiết bị đầy đủ (Ảnh: toutiao).

Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm người nhái chiến đấu rất gian nan

Lực lượng đặc công người nhái chiến đấu của Nga đảm nhận nhiều nhiệm vụ gian khổ và khó khăn mà hầu hết mọi người đều không thể thực hiện được, đó là: thực hiện trinh sát vùng ven biển và phá hủy các bệ phóng vũ khí di động, sở chỉ huy của địch. Muốn vậy, họ phải có khả năng tính toán chính xác, thể lực tốt và kỹ thuật điêu luyện, trung thành với sự nghiệp của mình!

Ngoài ra họ còn thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên bộ và trên biển phía sau phòng tuyến của kẻ thù, bao gồm rải bom mìn, rà phá bom mìn dưới nước, bảo đảm cho lực lượng đổ bộ đường biển và độc lập tiến hành nhiệm vụ trinh sát và phá hoại, nhiệm vụ phát hiện, chỉ dẫn và và hiệu chỉnh mục tiêu hỏa lực cho máy bay cường kích không quân và và hạm pháo hải quân. v.v.

Phục kích dưới đáy biển (Ảnh: toutiao).

Phục kích dưới đáy biển (Ảnh: toutiao).

Hồi tháng 8,9/1986, những người nhái chiến đấu Nga đã trục vớt thi thể của các nạn nhân từ con tàu động cơ đốt trong "Nakhmov" bị chìm. Độ sâu con tàu bị chìm đã là giới hạn cho các thiết bị lặn mà người nhái sử dụng vào thời điểm đó, vì vậy một thành viên trong nhóm đã hy sinh mạng sống quý giá của mình trong quá trình trục vớt.