Trung Quốc hoàn toàn không bất ngờ về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Quốc tế La Hay, Bắc Kinh đã chuẩn bị sử dụng phán quyết này như một lý do để thúc đấy tính dân tộc "nước lớn" và gia tăng sự hiện diện quân sự trên các vùng nước tranh chấp. Mục đích chiến lược là răn đe các quốc gia láng giềng và ngăn chặn các hoạt động của Mỹ và đồng minh khu vực.
Máy bay ném bom và tiêm kích hiện đại tuần tra chiến đấu
Từ ngày 18.07, chỉ vài ngày sau khi có phán quyết PCA, Trung Quốc bắt đầu tuần tra chiến đấu trên các vùng tranh chấp thuộc Biển Đông. Những cuộc tuần tra trên không có sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiếp dầu và tiêm kích chiếm ưu thế trên không.
Các máy bay ném bom H-6K (phát triển trên nguyên mẫu Tu-16 của Liên Xô), có khả năng mang theo bom hạt nhân và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, đã thực hiện các chuyến bay cùng với tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-30 và máy bay tiếp dầu (nhiều khả năng là máy bay HY-6 hoặc thậm chí IL-78). Máy bay ném bom mang tên lửa hành trình H-6K có sáu điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân tấn công mặt đất (LACM) DF-10 hoặc tên lửa hành trình chống tàu YJ-12 (ASCM).
Liên tiếp bàn giao các chiến hạm và tàu hải cảnh mới
Mặc dù thời gian hoàn thành theo lịch trình đóng tàu khu trục mới Type 052D và một tàu Hải cảnh mới dựa trên tàu khu trục hạng nhẹ Type 054 chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với phán quyết của Tòa trọng tài PCA, Trung Quốc đang phát triển các phương tiện hải quân và hải cảnh với tốc độ chóng mặt. Kể từ tháng 03.2016 đến nay, ít nhất có 9 tàu quân sự có kích thước và năng lực tác chiến đáng kể đã được hoàn thiện đưa vào biên chế. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cũng nhanh chóng phát triển.
Ngày 07.03, ba tàu vận tải đổ bộ Type 072A (LST) được hoàn thiện vào cùng một ngày. Các tàu đổ bộ mới được phân bổ về Hạm đội Đông Hải, khu vực hoạt động của hạm đội bao gồm quần đảo Senkaku. Việc tăng cường các tàu đổ bộ mới này được coi như một thông điệp rõ ràng cho Nhật Bản và Đài Loan rằng, Hải quân Trung Quốc đang hiện đại hóa và tăng cường khả năng tấn công đổ bộ đường biển.
Ngày 30.05, Tàu khu trục hạng nhẹ lớp Type 054A (FFG) (số hiệu thân tàu là 536) hoàn thiện bàn giao cho hải quân, một tuần sau đó, ngày 08.06.2016 chiếc khu trục hạm tiếp theo lớp Type 054A (số hiệu thân tàu là 551) cũng được hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng. Trong khoảng thời gian này, hộ tống hạm Type 056A (số hiệu thân tàu là 508) cũng hoàn thành. Như vậy chỉ trong vòng một tuần, ba chiến hạm hiện đại được bàn giao cho hải quân. Cũng trong tháng 6, Hải cảnh Trung Quốc tiếp nhận một tàu khu trục hạm hạng nhẹ Type 054A, được sửa đổi thành tàu Hải cảnh, chỉ loại bỏ hệ thống 32 ống phóng tên lửa thẳng đứng.
Ngày 15.07, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành vận hành thử nghiệm hai tàu tiếp dầu và cung cấp hậu cần Type 903A mới, số hiệu thân tàu là 963 và 964. Các tàu tiếp dầu và hậu cần có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo đảm cho hoạt động của các hạm đội, hoạt động trên biển trong thời gian dài không cập cảng hoặc trong thời gian chiến tranh, khi mực tiêu thụ nhiên liêu, đạn dược và cơ sở vật chất phục vụ ở cấp độ cao.
Các chiến hạm đang được triển khai liên tiếp nhằm đối phó với bất kỳ cụm tàu sân bay tấn công chủ lực nào của Mỹ được triển khai trên Biển Đông trong tương lai. Một trong những thông điệp có ý nghĩa nhất của Hải quân Trung Quốc có lẽ là chiếc khu trục hạm thứ 4 lớp Type 052D (DDG), tàu Ngân Xuyên số hiệu thân tàu là 175, được đưa vào khai thác sử dụng ngày 12.07. Chiêc tàu được đưa vào biên chế tiếp theo sẽ là khu trục hạm lớp Type 054D Tây Ninh số hiệu thân tàu là 117, hiện đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm trên biển. Sáu chiếc khu trục hạm lớp Type 052D (DDG) đang được đóng và lắp đặt trang bị ra tại nhà máy đóng tàu Đại Liên và Giang Nam. Những khu trục hạm này là những chiến hạm hiện đại và mạnh nhất trong số các chiến hạm của lực lượng Hải quân Trung Quốc.
Tăng cường sự hiện diện gần quần đảo Senkaku
Một trong những hành động được coi là đáp trả phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế là tăng cường sự hiện diện trên vùng nước tranh chấp Senkaku. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố nghiêm khắc phản đối chính phủ Trung Quốc về hành vi xâm nhập vào vùng lãnh hải quần đảo Senkaku gần đây của tàu khảo sát biển, tàu hải cảnh và hàng chục tàu đánh cá Trung Quốc. Nhật Bản cũng triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến bộ Ngoại giao đê gửi công hàm chính thức phản đối những hành động khiêu khích này.
Đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn báo chí, cho biết: "Tôi đã nói với họ (đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản) rằng ... điều đó là hoàn tự nhiên khi tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động trong vùng nước “chủ quyền” này. Tôi cũng nói với họ (phía Nhật Bản), hai nước cần phải thực hiện những cuộc đối thoại thông qua các kênh ngoại giao để không làm mọi việc trở lên phức tạp hơn và leo thang căng thẳng. "
Trung Quốc đã gia tăng áp lực đáng kể với Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngay tức khắc sau phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực Quốc tế của PCA và khi truyền thông Nhật Bản chính thức đưa ra các tuyên bố ủng hộ thắng lợi của Philippines. Nhật Bản tuyên bố ủng hộ các quan điểm và chính sách của Philippines ở cấp độ cao nhất, đưa tàu ngầm tấn công JS Oyashio và hai tàu khu trục tên lửa JS Ariake DDG 109 và JS Setogiri DDG 156 đến Vịnh Subic tham gia cuộc diễn tập huấn luyện đào tạo đa quốc gia Balikitan tháng 4.2016.
Chuyển đổi tàu khu trục hạng nhẹ lớp Type 054 thành tàu hải cảnh
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã chuyển đổi mục đích sử dụng khu trục hạm hạng nhẹ lớp Type 054A có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các động thái tiếp theo trên Biển Đông. Chiếc khu trục hạm lớp Type 054A được chuyển thành tàu hải cảnh, đăng tải trên phương tiện truyền thông Trung Quốc mang số hiệu 46301.
Chiếc hải cảnh chuyển đổi từ tàu quân sự này vẫn giữ lại pháo hạm trên mũi tàu và những vũ khí phòng thủ theo thiết kế của tàu khu trục hạng nhẹ, chỉ được dỡ bỏ hệ thống 32 ống phóng tên lửa thằng đứng. Vùng không gian giải phóng được ở phần mũi tàu có thể được sử dụng để lắp đặt các trang thiết bị tìm kiếm, trinh sát biển, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động cứu hộ và hỗ trợ hàng hải, phù hợp hơn với nhiệm vụ hải cảnh trên biển lớn. Các tàu quân sự thường được thiết kế có cấu trúc vững chắc, chịu được các va đập lớn và có thể hoạt động dài ngày trên biển. Tàu hải cảnh của Trung Quốc phối hợp với các tàu cá trọng tải lớn đang thực hiện các hoạt động tiên phong trong định hướng “cưỡng chế chủ quyền” các vùng tranh chấp.
Trung Quốc đang khai thác sự dụng một lực lượng hải cảnh lớn nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong biên chế của lực lượng này có khoảng 200 tàu các kích thước. Trung Quốc cũng đang sở hữu các tàu Hải cảng có trọng tải lớn nhất châu Á. Tàu hải cảnh số hiệu 2901 hoạt động trên biển Hoa Đông và tàu hải cảnh 3901 hoạt động trên Biển Đông có trọng tải ở khoảng giữa 12.000 và 15.000 tấn, cả hai tàu này lớn hơn tàu Cảnh sát biển Shikishima lớn nhất của Nhật Bản, có trọng tải 6.500 tấn.
Tàu hải cảnh chuyển đổi từ tàu quân sự Type 054A có trọng tải 4.000 tấn, nhỏ hơn so với những tàu hải cảnh đã nêu nhưng có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệp, có tầm hoạt động xa hơn và tốc độ lớn hơn, tăng cường khả năng va chạm. Với vũ khí trên boong, tàu cũng có thể có được khả năng tự vệ tốt khi xảy ra xung đột không chủ ý. Chiếc hải cảnh chuyển đổi mục đích sử dụng có tốc độ hải trình 18 hải lý, bán kính hoạt động khoảng 8.000 hải lý mà không cần bổ sung nhiên liệu.
Kể từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Quốc tế La Hay, Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ phát triển lực lượng hải quân đồng thới đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đầy tình hình Biển Đông, biển Hoa Đông tiếp tục trong trạng thái "bên miệng hố chiến tranh" và sẵn sàng cho những hành động quân sự.
Tiếp bài: Biển Đông: Trung Quốc tung “tam giác sắt” khống chế