Theo lời ông O. Sienko, kế hoạch mua xe tăng Armata nói trên sẽ được thực hiện từ nay tới năm 2020 theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia của Nga. “Các chi tiết của kế hoạch đang được bàn thảo. Nếu không có gì thay đổi, hợp đồng sẽ hoàn thành vào năm 2020 hoặc xấu nhất là sẽ kéo dài tới năm 2025”, ông O. Sienko nói.
Cùng với xe tăng Armata, ông O. Sienko cũng tiết lộ, Bộ Quốc phòng Nga đã yêu cầu Uralvagonzavod phát triển các dòng phương tiện quân sự có thể hoạt động trong điều kiện lạnh giá ở vùng cực.
Khi được hỏi về giá thành xuất xưởng của xe tăng Armata, ông O. Sienko cho biết, mỗi xe tăng thế hệ mới này khi sản xuất hàng loạt trị giá khoảng 500 triệu rúp và giá sẽ giảm còn một nửa nếu số lượng xe đặt hàng tăng lên. “Điều đó được giải quyết nhờ sự chuẩn bị và công nghệ sản xuất của chúng tôi”, giám đốc Uralvagonzavod cho biết. Ông O. Sienko cũng bác bỏ các thông tin về việc xe tăng T-14 có giá thành “trên trời” vì những công nghệ mang tính đột phá. “Mức giá đồn đoán đó chỉ đúng khi chỉ sản xuất một hoặc hai nguyên mẫu”, ông Ông O. Sienko nhấn mạnh.
Được giới thiệu lần đầu tiên trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 2015, xe tăng Armata đã gây bất ngờ lớn cho giới phân tích quân sự quốc tế với các công nghệ đột phá như: Tháp pháo tự động hóa, kết cấu xe module, khung gầm bọc thép đa dụng… Mới đây nhất, Armata cũng góp mặt tại triển lãm quân sự RAE 2015. Tuy nhiên, ngoài các hình ảnh thử nghiệm, xe tăng T-14 chưa có màn thao diễn chính thức nào.
Nhà sản xuất xe tăng Nga "Uralvagonzavod" đã đưa ra giá thành của xe tăng T-14 trên thân xe “Armata”. Tất nhiên, những xe tăng tốt không hề rẻ. Hãng truyền thông RT đã so sánh giá thành các mẫu xe tăng chủ lực nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới.
Tổng giám đốc Uralvagonzavod" Oleg Siyenko đã đánh giá trị giá của xe tăng T-14 trên thân xe Armata. Theo lời ông, khi đưa vào sản xuất hàng loạt, chiếc siêu tăng này sẽ có trị giá khoảng 250 triệu rúp, tương đương với khoảng 3,7 triệu USD. Với giá thành này, Armata trên thực tế hoàn toàn không phải giá trên trời như đã đánh giá, mà nằm trong bảng giá mà Trung Quốc và Ấn Độ có thể mua được.
Т-14 — xe tăng chiến đấu tấn công chủ lực, được trang bị tháp pháo hoàn toàn tự động. Sơ đồ này cho phép bảo vệ kíp xe ở mức độ cao nhất ngay cả trong tình huống trúng đạn. Xe đang được trang bị pháo tăng 125 mm. Trang báo Đức Stern nhận định rằng, thiết giáp của T-14 hiện nay không một loại đạn nào có thể xuyên thủng. Ngược lại, Armata có thể bắn hạ cả máy bay trực thăng.
Т-14 hiện nay không đơn thuần là xe tăng, mà là xe chủ lực đa dụng, một tổ hợp tên lửa chiến thuật, hệ thống phòng không, trinh sát hỏa lực và chỉ thị mục tiêu và cuối cùng là xe tăng chủ lực.
Trên những thông tin được công khai, hãng tin RT Nga thử sắp xếp mức giá các xe tăng trên thế giới. Vị trí của xe Armata sẽ ở đâu theo mức giá thành?
Thứ nhất — 10 triệu USD
Ảnh: AFP
Theo thông tin của truyền thông trên thế giới, giá đắt nhất là xe tăng Pháp AMX-56 Leclerc. Xe tăng Т-14 so với đàn anh này thật sự là em út. Leclerc được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1992.
Leclerc được trang bị pháo 120 mm, có cấu trúc thiết kế truyền thống. Kíp xe ngồi ở phần đầu xe, khoang chiến đấu ở chính giữa thân xe – động cơ và hệ thống truyền động lực ở phần cuối xe. Hệ thống điện tử phức tạp và hiện đại đã khiến mức giá thành của xe cao khủng khiếp - khoảng 10 triệu USD. Chính vì giá thành quá cao khiến xe tăng có số lượng sản xuất khá thấp. Chỉ có khoảng 7000 chiếc. Hiện nay xe Leclerc đã không được sản xuất nữa, do đó mức xếp hạng của xe hầu như mang tính biểu tượng.
Thứ hai — 8,8 triệu USD
Ảnh: dcn.or.kr
Xe tăng Hắc Báo K2 Black Panther mới xuất hiện trên thị trường vũ khí cách đây không lâu. Sản xuất hàng loạt loại xe này bắt đầu từ năm 2012. Năm 2014 những xe tăng này bắt đầu được đưa vào biên chế cho quân đội Hàn Quốc. Vũ khí chính là pháo tăng 120 mm. Trên xe lắp hệ thống nạp đạn tự động tương tự như của xe tăng Pháp, tốc độ bắn là 3 giây cho một phát bắn.
Thứ ba — 8,6 triệu USD
Ảnh: defenseimagery.mil
Đó là xe tăng Mỹ Abrams — M1A2 SEP. Xe được chế tạo dựa trên nguyên mẫu xe cũ hơn đã có sẵn được hiện đại hóa và tối ưu hóa thiết kế. Giá thành của xe khoảng 8,6 triệu USD. Xe được nâng cấp hệ thống động lực và hệ thống thông tin liên lạc, đồng bộ hóa với hệ thống thông tin của các lực lượng đi cùng như bộ binh cơ giới hoặc lính thủy đánh bộ. Chương trình hiện đại hóa cũng nghiên cứu ứng dụng khả năng sử dụng những công nghệ mới, được phát triển theo chương trình “ Hệ thống chiến đấu tương lai”.
Thứ Tư — 6,5 triệu USD
Ảnh: wikimedia.org
Xe tăng chủ lực Anh Challenger 2 có mặt trong biên chế đã hơn 10 năm. Dự kiến những xe tăng này sẽ còn phục vụ đến 2035. Tháng 5.2009 BAE Systems đã tuyên bố đóng cửa hệ thống sản xuất xe tăng do không có đơn đặt hàng của chính phủ Anh. Giá thành xe được cho là ước tính.
Thứ Năm — 5,7 triệu USD
Ảnh: Reuters
Xe tăng chủ lực của Đức Leopard 2, theo một số thông tin được bán với giá 5,7 triệu USD. Các xe tăng Đức có mặt trong biên chế của rất nhiều nước châu Âu. Leopard 2 cũng như các xe khác được thiết kế theo sơ đồ truyền thống với kíp xe ở phía trước thân xe. Vũ khí chính là pháo tăng 120 mm.
Vẫn chưa đến vị trí của Armata, tiếp sau đó phải kể đến xe tăng hiện đại của Israel Merkava Mark IV và xe tăng Ấn Độ Arjun Mk II.
Nếu cạnh tranh về giá, có thể nói T-14 chỉ có cơ hội hơn được xe tăng Trung Quốc ZTZ-99. Type – 99 là phiên bản phát triển sâu của xe tăng Т-72. Tăng được lắp thêm tháp pháo hàn, giáp phản ứng nổ mới made in China, ngoài ra toàn bộ hệ thống điện tử cũ của T-72 được thay đổi bằng các trang thiết bị điện tử theo công nghệ hiện đại, lắp đặt thêm các hệ thống cảm biến và camera quan sát. Vấn đề về động lực và hệ thống chuyển động vẫn còn là câu hỏi?