Game over: NATO không có gì để bảo vệ châu Âu

Kalibr - Club ngày 07.10 thực sự gây sốc không chỉ với "nhà nước Hồi giáo", mà cả Mỹ và NATO. Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu – Mỹ hoàn toàn bất lực và tại thời điểm này không có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình Nga, được phóng đi từ các phương tiện mang bất kỳ.
Game over: NATO không có gì để bảo vệ châu Âu

Tàu hộ vệ tên lửa dự án 11661 (“Gepard 3.9 theo định danh NATO”) những chiếc chiến hạm này đã được trang bị cho hải quân Việt Nam (dự án 11660 và 11661) trong thiết kế có lắp đặt hai dàn phóng ngư lôi  tiêu chuẩn 533 mm. Đây là loại vũ khí chống ngầm thông thường và hoàn toàn không cần có thêm những thiết kế tăng cường khác – chính là bệ phóng của dòng tên lửa hành trình Kalibr – Club.

Một điều đáng sợ không phải là những thiết kế vô cùng hiện đại ngày nay. Những ống phóng ngư lôi 533 mm đã được lắp đặt trên tàu ngầm và chiến hạm nổi có từ năm 1948, được hiện đại hóa và các dàn phóng có thể là 2 ống phóng, 4 ống phóng và thậm chí 5 ống phóng.

Các dàn phóng ngư lôi này có thể lắp đặt trên bất cứ một chiến hạm nổi đời cũ hay mới nào, từ các tàu phóng ngư lôi cổ điển đến tàu ngầm lớp Kilo “hố đen” nổi tiếng, thậm chí trên những chiếc khinh hạm mang tên lửa của hạm đội Caspian dự án 21631 "Buyan-M", đấy chỉ là chiến hạm “chuột” biển pha sông có lượng giãn nước 950 tấn.

 

Lắp đặt hệ thống tên lửa Club - N/S Branmos trên các hộ tống hạm thế hệ cũ.

Tất cả đều có thể trở thành phương tiện mang của tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr – Club và đều có thể tấn công các mục tiêu mặt nước và sâu trong đất liền với khoảng cách từ 300 km đến hàng nghìn km.

Điều đó có nghĩa là, trên boong những chiếc tàu chiến cũ kỹ là những giàn phóng ngư lôi cổ điển, rỉ sét của nhiều năm phục vụ. Điều gì đang ẩn chứa trong đó, không một vệ tinh tình báo nào có thể phát hiện. Tên lửa Kalibr – Club không nằm trong bất cứ hiệp ước giới hạn tên lửa nào đến thời điểm này.

Đây không phải là tên lửa chiến lược, nó cũng không phải là tên lửa có hệ thống phóng trên mặt đất. Hiệp ước giới hạn tên lửa INF Liên Xô-USA 1987 liên quan đến các tên lửa hệ thống phóng mặt đất, tầm bắn lớn hơn 500 km. Kalibr nằm cạnh những giới hạn này. Một điểm đáng sợ hơn nữa, Kalibr phóng từ ống phóng tên lửa tiêu chuẩn 533 mm có thể được phóng từ từ Biển Caspian, Sevastopol, Kronstadt. Phạm vi tối đa là - 3000 km theo đường thẳng và cùng độ cao, phạm vi thực tiễn chiến đấu  - 2600 km.

Nếu lấy tâm điểm là Sevastopol và Kronstadt thì trong vòng bán kính chiến đấu thực tế của tên lửa lọt vào toàn bộ châu Âu, bao gồm cả hạm đội 6 của Mỹ. Từ biển Caspian có thể tấn công đến Warsaw, ở Kabul, thủ đô Baghdad, Rome, Pakistan, Israel…Một điểm đặc biệt khiến ngay cả Mỹ cũng bất lực, ở biển Caspian và biển Đen, Mỹ không thể triển khai bất cứ một hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn chặn được “nguy cơ mới từ Nga”!

Trên biển Đen, Washington bị giới hạn bởi hiệp ước Montreux năm 1936, và Biển Caspian - ngày 29.09.2014 các phương tiện truyền thông thế giới thông báo về thỏa thuận "Caspian Summit", với sự tham dự của các lãnh đạo hàng đầu của năm quốc gia ven biển Caspian: Nga, Iran, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan.  Những quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh này đã nhất trí xác định vị thế độc lập tương lai của biển Caspian. Trong summit này, các thành phần “khác” có biểu hiện thù địch với nước Nga không có.

Những vùng nước căn cứ quân sự của Nga ở Kronstadt, Murmansk, Vladivostok, Petropavlovsk-Kamchatsky, Igarka, Dudinka một ngày rất gần hoặc đã có sẽ là khu vực tác chiến của Kalibr với bán kính 2600 km tầm bắn. Đây chính là ưu thế số một của loại tên lửa siêu âm này.

Ưu thế thứ hai phải tính đến, chưa kể đến Clup – K, chỉ riêng Kalibr – Club-S đã là một bài toán không có lời giải của hệ thống phòng thủ. Không một phương tiện trinh sát vũ trụ nào có thể phát hiện được cái gì sẽ bay ra khỏi ống phóng ngư lôi 533 mm trên biển hoặc dưới biển, Kalibr 3M14 không có quỹ đạo cố định, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Aegis bó tay hoàn toàn. Các tổ hợp phóng ngư lôi có mặt trên bất cứ một chiến hạm nào, có thể đang hải trình, neo đậu hoặc tiến hành diễn tập thông thường trên mọi vùng biển hoặc đại dương.

Các căn cứ IS vô hình chung đã trở thành bãi thử của dòng tên lửa đáng sợ này. Ngày 07.10 đã trở thành một ngày đặc biệt của Hải quân Nga nói riêng và hệ thống vũ khí răn đe ngăn chặn thông thường nói chung. Tính từ đây, hệ thống phòng thủ tên lửa đắt giá và là công cụ chính trị mạnh mẽ nhất của Mỹ đã không thể bảo vệ Mỹ, châu Âu và các đồng minh châu Á.

Ngày 07.10 có thể sẽ là nỗi kinh hoàng của IS, là cơn ác mộng của NATO, nhưng quan trọng hơn, nó đưa các lực lượng vũ trang thế giới sang một trang mới.

Theo QPAN