Thỏa thuận sẽ tăng cường đầu tư nước ngoài, tăng năng suất vàxuất khẩu, củng cố tăng trưởng tiềm năng và cán cân vãng lai.
Hiện Việt Nam đang được lợi từ cán cân vãng lai thặng dư lớn và tăng trưởng GDP tương đối cao. Trung bình tăng trưởng GDP từ 2010 – 2014 đạt 5,9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của một quốc gia được xếp hạng BB tương tự là 4,5%.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam bằng 4,5% GDP trong năm 2014, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước đồng hạng tại -1,3%. Yếu tố này được củng cố nhờ dòng vốn FDI mạnh và ổn định. FDI chảy ròng vào Việt Nam bằng 3,9% GDP (7,2 tỷ USD).
Fitch ghi nhận Liên minh châu Âu (EU) là bạn hàngthương mạilớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Việt Nam hưởng thặng dư thương mại khi làm ăn với EU. Kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 27,9 tỷ USD trong năm 2014, tăng 15% so với năm 2013.
Thêm nhiều rào cản thương mại và đầu tư được dỡ bỏ nhờ thỏa thuận FTA, ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng tăng trưởng nhanh chóng cũng như hút mạnh dòng vốn FDI, Fitch dự đoán.
Đáng lưu ý, Việt Nam thuộc nhóm các nước đang đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương với 11 quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản. Nếu đàm phán thành công, Việt Nam sẽ có 3 FTA với 3 trong top 4 bạn hàng xuất khẩu lớn nhất.
Nhìn chung, Fitch kỳ vọng ổn định kinh tế vĩ mô và cán cân vãng lai thặng dư sẽ tiếp tục củng cố xếp hạng tín dụng của cả quốc gia. Một số rủi ro tiềm tàng cản trở quá trình thăng hạng là nợ công gia tăng cũng như tỷ lệ nợ xấu của ngànhngân hàng.
Fitch dự đoán thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ tăng lên 6,5% GDP trong năm nay, trước khi có thể giảm dần sau đó.
THẢO MAI theo BizLIve