Hồi tháng 6, Mỹ đã tuyên bố tăng thuế suất 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong đó 34 tỷ USD đã thực hiện từ ngày 6/7; việc xem xét thực hiện đối với 16 tỷ USD còn lại sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (1/8). Việc thực hiện tăng 10% thuế suất đánh vào 200 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc theo lời đe dọa của ông Trump hiện đang trong thời gian công khai trưng cầu ý kiến và một cuộc điều trần sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến 23/8. Một nguồn tin cho biết, trong vài ngày tới chính phủ có thể sẽ công bố việc tăng thuế suất từ 10% lên mức 25% trong bản Công báo liên bang (Federal Register); nhưng sự điều chỉnh này sẽ chỉ được thực thi sau khi được thượng và hạ nghị viện thẩm định.
Các nguồn tin cho Bloomberg biết, ông Trump có thể sẽ tuyên bố nâng mức thuế trước khi diễn ra cuộc điều trần; ông đã chỉ thị cho Đại diện thương mại Robert Lighthizer phụ trách việc này.
Trong khi đó có nguồn tin nói, hai bên đang cố tìm cách khởi động lại việc đàm phán nhằm tránh bùng nổ cuộc chiến thương mại toàn diện. Tin cho biết, các đại biểu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đang bí mật gặp gỡ để tìm cách đưa hai ông quay trở lại bàn đàm phán.
Việc ông Trump tăng thuế 25% đối với 200 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc bị coi là bom nổ trong cuộc chiến thương mại.
|
Ngoài ra, theo “The Wall Strett Journal”, tạp chí “Forbes” hôm 31/7 đã đăng bài bình luận nhan đề “Đổi mới chiến tranh thương mại: Mỹ trực tiếp nhắm vào điểm yếu chí mạng của Trung Quốc”. Bài báo viết: “Giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ là: xác lập lại chuỗi cung ứng để ủng hộ ngành chế tạo Mỹ, gây áp lực để mở cửa thị trường Trung Quốc to lớn và thách thức địa vị của Trung Quốc ở châu Á”.
Bài báo viết, Trung Quốc là nền kinh tế theo hướng lấy xuất khẩu làm chính; chính phủ Donald Trump đã nhắm vào điểm yếu này của Trung Quốc và Trung Quốc cũng biết được điều đó, Ngày càng có nhiều hãng chế tạo Mỹ đang rời bỏ Trung Quốc Đại Lục. Giờ đây, những cơ quan nghiên cứu độc lập của Trung Quốc lên tiếng phê phán phản ứng của chính quyền đối với chính sách mậu dịch của Donald Trump cũng bị điều tra; điển hình là vụ văn phòng của Viện nghiên cứu Thiên Tắc Bắc Kinh đã bị niêm phong.
“The Wall Street Journal” ngày 31/7 cũng đưa tin, Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng ngày đã nói, Mỹ sẽ dốc sức vào việc mở rộng mậu dịch và đầu tư ở châu Á và trấn an các đồng minh chiến lược và đối tác mậu dịch rằng, Mỹ hy vọng hợp tác chứ không phải chi phối; sự thể hiện này mang ý nghĩa hàm súc đối với sự cư xử của Trung Quốc với các nước láng giềng.
Đưa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (phải) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc quay lại bàn đàm phán là điều cần làm lúc này.
|
Về vấn đề này, “Forbes” cho rằng, đề nghị của ông Mike Pompeo sẽ được hoan nghênh ở châu Á. Việc Mỹ rút khỏi TPP khiến người ta thất vọng, nhưng đó đã là chuyện của 18 tháng trước, đa số các nước đã chấp nhận hiện thực. Sự xuất hiện của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của việc Mỹ rút khỏi TPP, từ đó xuất hiện một số động thái mậu dịch mới thay thế cho TPP.
Bài báo cho rằng: “Trung Quốc bị cách đánh chớp nhoáng của ông Trump trong chiến tranh thương mại làm cho không kịp trở tay, Điều quan trọng hơn là, Trung Quốc đã xem nhẹ việc ông Trump không được hoan nghênh ở Washington nhưng Trung Quốc còn không được chào đón hơn. Việc đánh mạnh vào Trung Quốc là việc duy nhất của ông Trump được cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân chủ ủng hộ; Trung Quốc không có cách nào phản kích, trong quốc hội Mỹ cũng chẳng có ai ủng hộ họ cả”.