[ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN] Fed đang giành phần thắng trước lạm phát (?) Chớ vội mừng!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman, vẫn còn quá sớm để có thể tuyên bố về một chiến thắng của Fed trước lạm phát, khi đã có quá nhiều dự đoán sai lầm về nó.

Ít ngày trước, VietTimes đã giới thiệu độc giả quan điểm của ông Paul Krugman - nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế vào năm 2008 - trong bài [ĐỌC CHẬM]: "Khi nhà kinh tế học đoạt giải Nobel cũng dự đoán sai về lạm phát...".

Trong đó, ông Paul Krugman thừa nhận đã sai lầm khi dự đoán về lạm phát ở Mỹ.

Sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,75% vào hôm 27/7, nhà kinh tế này tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình trên tờ The New York Times về 'cuộc chiến' chống lạm phát hiện tại của Fed.

Bài dịch dưới đây của VietTimes sẽ giới thiệu tới độc giả về nội dung này.

Kinh tế Mỹ hiện tại không bị suy thoái, kể cả khi nó đã có 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Việc quyết định có suy thoái hay không lại thuộc về một ủy ban (gọi là Business Cycle Dating Committee, viết tắt: N.B.E.R - PV) luôn dựa vào một vài chỉ số, đặc biệt là tăng trưởng việc làm. Như ông Jerome Powell, chủ tịch Fed, đã nêu mới đây, thị trường lao động trông có vẻ khỏe mạnh.

Nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, nhưng về cơ bản, là do Fed cố ý tạo nên sự chậm lại đó, với mục đích nhằm 'hạ nhiệt' lạm phát. Cũng không loại trừ khả năng sự chậm lại này sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn, đủ để dán nhãn "R".

Trên thực tế, liên quan tới vấn đề này, tôi nghĩ rằng tôi có chút bi quan hơn so với mọi người nghĩ. Tôi nghĩ rằng tỷ lệ (suy thoái) là 50-50 nếu như nhìn vào lịch sử cho thấy chúng ta đã trải qua một cuộc suy thoái dạng nhẹ vào cuối năm 2023 hay đầu năm 2023, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vừa phải. Vậy nó được định nghĩa là gì (?!).

Câu hỏi thực sự ở đây là, liệu mức suy giảm kinh tế ở mức nhẹ có đủ để kiềm chế lạm phát hay chưa (?!).

Nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, nhưng về cơ bản, là do Fed cố ý tạo nên sự chậm lại đó, với mục đích nhằm 'hạ nhiệt' lạm phát.

Rõ ràng là giá xăng đã giảm – gần 80 cent/gallon so với thời kỳ đỉnh cao giữa tháng 6. Quan trọng hơn, các cuộc thăm dò doanh nghiệp – thường giúp nắm bắt bước ngoặt kinh tế hơn là các thông số chính thức – bắt đầu 'gợi ý' về mức giảm đáng kể của lạm phát.

Ví dụ, nghiên cứu của S&P Global nhận thấy rằng, mặc dù các công ty tư nhân vẫn nâng giá, nhưng mức tăng giá này “giờ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng".

Các thị trường tài chính đã nhận thấy điều này. Mức độ tăng giá được kỳ vọng trong năm tiếp theo, được đưa ra bởi các thị trường hoán đổi lạm phát, đã giảm từ hơn 5% đầu tháng 6 xuống còn 2,45% trong sáng ngày 28/7 vừa qua. Kỳ vọng lạm phát trung hạn cũng giảm.

Hiện tại, còn quá sớm để có thể tuyên bố chiến thắng trước lạm phát. Đã có quá nhiều dự đoán sai lầm trong suốt một năm rưỡi qua. Và có vô số chỗ để tranh luận về mức độ lạm phát “tiềm tàng” – một cụm từ sáo rỗng, nhưng thường để chỉ một phần của lạm phát mà rất khó hạ xuống một khi đã tăng lên.

Nhiều nhà kinh tế học mà tôi thảo luận cùng tỏ ra hết sức tập trung vào mức lương. Rất nhiều trong số họ nói về đà tăng trưởng lương dễ nhận thấy trong các thước đo mức lương trung bình và trong ít nhất là một nghiên cứu có tầm ảnh hưởng. Nhưng Chỉ số Chi tiêu cho Lao động (ECI) được công bố mới đây dường như vẫn cho thấy mức lương đang tăng với tốc độ không bền vững là trên 5%.

Vậy nên chúng ta cần phải chờ đợi và quan sát. Tin tốt là, các nhà hoạch định chính sách dường như sẵn làm điều đó.

Theo quan điểm của tôi, tin tốt lành nhất trong tuyên bố mà Fed đưa ra trong hôm thứ Tư là một đoạn nói rằng ủy ban hoạch định chính sách tiền tệ của họ đã sẵn sàng linh hoạt hơn, và “sẽ tiếp tục kiểm soát các tín hiệu của luồng thông tin sắp đến” và “sẽ chuẩn bị để điều chỉnh chính sách tiền tệ sao cho hợp lý".

Đó là sự bác bỏ nhu cầu khá thẳng thừng đến từ những người có quan điểm diều hâu về lạm phát, rằng Fed hứa hẹn sẽ có một giai đoạn dài thắt chặt tiền tệ.

Fed đang giành phần thắng trước lạm phát?

Như tôi đã đã đề cập, những tín hiệu ban đầu cho thấy Fed đang giành phần thắng trong cuộc chiến chống lạm phát, và họ làm vậy một cách nhanh hơn, dễ dàng hơn so với kỳ vọng của các nhà quan sát.

Điều này có ý nghĩa như thế nào (?!).

Câu trả lời, như tôi đã nói, là chúng ta cần phải đánh giá lại chính sách kinh tế hiện tại. Mọi người nên biết rằng, nền kinh tế Mỹ rất thành công trong việc phục hồi công ăn việc làm từng bị mất trong giai đoạn đại dịch. Nhưng tin tốt lành này lại bị phủ bóng bởi lạm phát cao, dẫn tới nhiều luận điểm cho rằng chính sách kinh tế của Mỹ đang đi sai hướng.

Thế nhưng tình trạng lạm phát cao kỷ lục vừa qua lại là do những thế lực toàn cầu mà Mỹ không thể kiểm soát, đó là lý do tại sao lạm phát lại tăng ở nhiều quốc gia, chứ không riêng gì Mỹ.

Và nếu như phần lạm phát quá độ đó, phản ánh chính sách của Mỹ, không bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, thì chính sách đó thực ra rất thành công – mức tăng lạm phát tạm thời là cái giá xứng đáng phải trả để tránh khỏi một nền kinh tế trì trệ trong dài hạn mà chúng ta từng trải qua sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Đôi lúc, người ta xem cứ như thể lạm phát sẽ gây ra tổn thất vĩnh viễn, thậm chí là xem như một tổn thất kinh hoàng do tiến trình chính trị, bởi nó làm suy giảm triển vọng về hành động trong vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng chỉ một giai đoạn lạm phát cao không có nghĩa là thế giới này chấm dứt, thất bại trong hành động về biến đổi khí hậu mới như vậy.

Nhưng trong hôm thứ Tư vừa qua, nghị sĩ Joe Manchin nói ông ta tin rằng một dự luật về biến đổi khí hậu có thể làm giảm lạm phát. Ông ta nói cứ như thể chúng ta sắp đạt được cả đà phục hồi nhanh nhưng vẫn cần có các khoản đầu tư cho tương lai của nước Mỹ vậy.

Bởi vậy mà mặc dù con số sơ bộ về GDP vẫn ở mức âm, nhưng tôi vẫn thấy những thông tin kinh tế tổng thể là khá tích cực(!)./.

Theo: New York Times