Đó là đoàn tàu số không, hoàn toàn giống như những đoàn tàu chở hàng thông thường khác, nhưng không ai được biết bên trong của đoàn tàu chở hàng gì. Ngày 28/11/1989, Liên Xô đưa vào vận hành tổ hợp tên lửa đường sắt “Molodets”.
Mỹ gọi đây là “đoàn tàu ma”. Tưởng như không thể phân biệt được đâu là đoàn tàu ma trong số hàng trăm đoàn tàu trên các tuyến đường sắt của Liên Xô, ấy vậy mà hệ thống vệ tinh của Mỹ vẫn có thể nhận ra, đó là đoàn tàu gồm 17 toa với 3 đầu máy.
Giám đốc viện bảo tàng phòng không Yuri Knutov cho biết : "Dự án đoàn tàu hạt nhân được Liên Xô khởi động từ năm 1969. Năm 1980, cho ra mắt đoàn tàu đầu tiên. Sau khi chạy được quãng đường 400.000 km, vượt qua các vùng khí hậu khác nhau, từ rừng Tai-ga đến nơi Sa mạc, đoàn tàu ma được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tính đến năm 1989, Liên Xô đã sở hữu được 3 sư đoàn tên lửa đặc biệt, mỗi sư đoàn có 4 đoàn tàu, tổng số có 36 bệ phóng".
Đoàn tàu Molodets đặt trọn nước Mỹ vào trong tầm ngắm, bởi tổ hợp này sở hữu tên lửa đạn đạo, liên lục địa có tầm bắn đạt 10.500 km. Bám theo mạng lưới đường sắt quốc gia, tổ hợp Molopdets có thể cơ động mang theo tên lửa đến bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Liên Xô và thực hiện vụ phóng, sau đó lại bí mật «hòa tan» vào những đoàn tàu. Ngay từ thời điểm đó, Liên Xô đã có thể chế tạo tên lửa có đầu đạn tách ra khỏi tên lửa đẩy, đây là loại vũ khí độc, lạ và đầy uy lực. Mỹ coi tổ hợp hạt nhân Molodets là một loại vũ khí phục thù.
Với "đoàn tàu ma", Liên Xô có thể thực hiện đòn đánh hạt nhân phủ đầu, và đòn đáp trả mạnh mẽ. Nhưng sau đó vài năm, tất cả bỗng "chìm xuồng".
Mỹ muốn chế tạo một tổ hợp tương tự Molodets của Liên Xô, nhưng không muốn bị theo dõi.
Giám đốc Yuri Knutov cho biết thêm: "Mỹ muốn chế tạo hệ thống đường hầm cho những đoàn tàu tên lửa, hệ thống này có vài cửa ra để thực hiện các vụ phóng. Qua tính toán, kết quả cho thấy chi phí để thực hiện dự án là quá sức đối với Mỹ. Mỹ chuyển sang phiên bản tương tự Molodets trên mặt đất. Toan tính này sau đó cũng không thể thực hiện. Mỹ không thể giải quyết được bài toán công nghệ quá phức tạp, bài toán đó là: phóng tên lửa đạn đạo, liên lục địa từ bất kỳ một điểm dừng nào trên hệ thống đường sắt".
Sau khi cố gắng làm theo, nhưng không thành, vào những năm 1990, lợi dụng quan hệ Liên Xô – Mỹ đang ở mức độ tin cậy nhất định, Mỹ nài nỉ Liên Xô tiêu hủy đoàn tàu hạt nhân Molodets. Mỹ chịu trách nhiệm cung cấp tài chính và thiết bị để Liên Xô loại bỏ Molodets. Và sau đó, một dây chuyền tiêu hủy được dựng lên. Đây cũng chính là nơi yên nghỉ cuối cùng của đoàn tàu hạt nhân Molodets.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu