Điều gì khiến nửa đêm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố?

VietTimes -- Trong một động thái hiếm thấy, khuya ngày Chủ nhật, 12/4, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố về sự kiện người châu Phi được coi là đã bị ngược đãi, kì thị ở Quảng Châu.
Nửa đêm ngày 12/4, ông Triệu Lập Kiên tuyên bố cam kết “người châu Phi nhất định sẽ được đối xử công bằng, thân thiết hữu hảo; Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục liên hệ chặt chẽ với tỉnh Quảng Đông, đáp ứng tích cực những quan ngại hợp lý và khiếu nại
Nửa đêm ngày 12/4, ông Triệu Lập Kiên tuyên bố cam kết “người châu Phi nhất định sẽ được đối xử công bằng, thân thiết hữu hảo; Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục liên hệ chặt chẽ với tỉnh Quảng Đông, đáp ứng tích cực những quan ngại hợp lý và khiếu nại

Theo trang tin Đông Phương, ông Triệu Lập Kiên đã cam kết: “Người châu Phi nhất định sẽ được đối xử công bằng, thân thiết hữu hảo; Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục liên hệ chặt chẽ với tỉnh Quảng Đông, đáp ứng tích cực những quan ngại hợp lý và khiếu nại chính đáng của phía châu Phi”.

Giới quan sát cho rằng, động thái này của ông Triệu Lập Kiên nhằm xoa dịu sự bức xúc của giới ngoại giao châu Phi ở Trung Quốc và dư luận các nước châu Phi về sự kiện người châu Phi bị đối xử thô bạo và kì thị trong hoạt động chống dịch bệnh ở Quảng Châu.

Theo trang tin Đông Phương, Hồng Kông ngày 13/2, gần đây có tin người châu Phi sống ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã bị cưỡng chế đưa đi kiểm dịch hoặc đối xử thô bạo để đối phó với tình hình người nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh vào địa bàn. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin nói những người châu Phi ở Quảng Châu đã truyền bá loại virus Corona chủng mới, bị các chủ nhà xua đuổi; các khách sạn cũng không cho thuê phòng, buộc phải lang thang ngoài đường. Cũng có tin, tính đến 24h ngày 11/4, thành phố Quảng Châu đã phát hiện tổng cộng 479 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 119 ca ngoại nhập, 19 trường hợp là người châu Phi.

Hình ảnh được cho rằng người châu Phi bị kì thị trên tàu điện ngầm ở Quảng Châu (Ảnh: Đa Chiều).
Hình ảnh được cho rằng người châu Phi bị kì thị trên tàu điện ngầm ở Quảng Châu (Ảnh: Đa Chiều).

Theo trang news.now, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Quảng Châu cho biết các quán bar và nhà hàng trong thành phố đã nhận được thông báo từ chính quyền Quảng Châu rằng họ không nên tiếp đón người gốc Phi. Bất cứ ai tiếp xúc gần với người châu Phi sẽ phải xét nghiệm virus và bị cách ly.

Vụ việc nóng lên khi chính phủ nhiều nước châu Phi đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại quốc gia đó tới và bày tỏ quan điểm phản đối vụ việc. Đáng chú ý, các đại sứ các quốc gia châu Phi tại Trung Quốc ngày 10/4 đã cùng ký tên gửi một bức thư phản đối tới Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Bức thư phản đối này được phát hành dưới danh nghĩa “Hiệp hội các Đại sứ Châu Phi tại Trung Quốc” đã đề cập đến mối quan ngại về việc người châu Phi bị coi là “những người truyền bá virus Corona mới”. Bức thư đề cập đến việc những người châu Phi bị trục xuất khỏi các khách sạn lúc nửa đêm và các sinh viên châu Phi không có lịch sử đi du lịch cũng được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm axit nucleic, bị tịch thu hộ chiếu công dân châu Phi một cách vô cớ và các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người khác.

Hình ảnh trích video cảnh cảnh sát Quảng Châu cưỡng chế người châu Phi đi xét nghiệm virus Corona mới (Ảnh: news.now).
Hình ảnh trích video cảnh cảnh sát Quảng Châu cưỡng chế người châu Phi đi xét nghiệm virus Corona mới (Ảnh: news.now).

Nhiều đại sứ châu Phi tại Trung Quốc cho rằng sự phân biệt đối xử và sỉ nhục của người Trung Quốc đối với người châu Phi đã khiến người ta cảm thấy bị sốc. Việc cưỡng chế kiểm dịch nêu trên đối với người châu Phi là không có cơ sở khoa học hay logic. Đó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Trung Quốc đối với người châu Phi.

Bức thư này đã được gửi đến Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, đồng thời được gửi đến Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Bộ trưởng Ngoại giao  tất cả các nước châu Phi nên gây ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ.

Theo Đông Phương, trong tuyên bố của mình, ông Triệu Lập Kiên nói: “Trung Quốc và Châu Phi là những người bạn tốt, đối tác tốt và những người anh em tốt của nhau. Trong mấy thập kỷ qua, hai bên đã củng cố tình hữu nghị đã được thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, dốc sức phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh. Vào thời điểm quan trọng của dịch bệnh, Trung Quốc mãi ghi nhớ sự đoàn kết và hỗ trợ mạnh mẽ của các quốc gia và người dân châu Phi. Trong tình hình dịch bệnh ở châu Phi ngày càng nghiêm trọng, nhiều lô vật tư viện trợ của Trung Quốc đã được chở đến, thể hiện truyền thống tốt đẹp về ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa Trung Quốc và châu Phi, được các nước châu Phi và Liên minh châu Phi đánh giá cao”.

Chủ tịch Hạ nghị viện Nigeria triệu Đại sứ Trung Quốc tới để phản đối việc kì thị kiều dân Nigeria (Ảnh: DF).
Chủ tịch Hạ nghị viện Nigeria triệu Đại sứ Trung Quốc tới để phản đối việc kì thị kiều dân Nigeria (Ảnh: DF).

Ông Triệu Lập Kiên cũng khẳng định, trong quá trình phòng chống dịch bệnh, “Trung Quốc luôn nhất quán coi trọng việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe và an toàn của người nước ngoài ở Trung Quốc, đối xử bình đẳng với tất cả người nước ngoài ở Trung Quốc và phản đối mọi hành vi khác biệt, không dung thứ những lời lẽ và hành động kì thị nhắm vào các nhóm người cụ thể”.  Ông cũng nhấn mạnh rằng tỉnh Quảng Đông rất coi trọng việc điều trị các trường hợp bị bệnh của tất cả người nước ngoài, bao gồm cả người châu Phi và đã điều trị thành công một số ca bệnh nặng người châu Phi.

Ông Triệu Lập Kiên cũng nói “tỉnh Quảng Đông rất coi trọng mối quan tâm của bạn bè châu Phi và sẽ nhanh chóng tiến hành rà soát, đẩy mạnh cải tiến hoàn thiện phương pháp làm việc, bao gồm thực hiện các dịch vụ quản lý sức khỏe khác nhau không phân biệt; chỉ định khách sạn riêng cho người nước ngoài cần theo dõi y tế; miễn giảm chi phí ăn ở cho các cá nhân có khó khăn về kinh tế; thiết lập một cơ chế liên lạc hiệu quả với các lãnh sự quán nước ngoài tại Quảng Châu, kiên quyết phản đối mọi lời nói và hành động phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, v.v.”.

Thị trưởng Quảng Châu Ôn Quốc Huy cho biết, tính đến ngày 10/4, có gần 30.800 người nước ngoài sống ở Quảng Châu, trong đó có hơn 4.500 người châu Phi.