Mỹ nâng cao mức độ uy hiếp Trung Quốc trên biển Đông
Trong lúc những cuộc thảo luận về việc Mỹ đưa tàu khu trục Lassen vào biển Đông chưa hết nóng thì ngày 12/11, Lầu Năm Góc xác nhận, máy bay oanh tạc chiến lược B-52 của Mỹ đã xuất hiện trên không phận gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông.
Trước đó, máy bay chiến đấu mà Mỹ cử để tuần tra trên biển là máy bay do thám P-8. So sánh tính năng của hai loại máy bay này sẽ thấy, rõ ràng, Mỹ đã nâng cao mức độ chiến lược của mình tại biển Đông.
Máy bay oanh tạc chiến lược B-52 của Mỹ là máy bay oanh tạc chủ lực của lực lượng không quân Mỹ, là loại máy bay có thể phóng tên lửa hành trình trong số máy bay oanh tạc chiến lược của Mỹ hiện nay.
B-52 lắp tới 8 động cơ, trọng lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn và có thể mang theo 30 tấn bom. B-52 có thể bay cao tới 16km. Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom tiêu chuẩn là gần 250 kg thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom cao như vậy xác suất hủy diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao.
Nó có thể bay sát mặt đất, cũng có thể vận hành ở độ cao tối đa; Loại máy bay này có thể mang theo vũ khí thường quy hoặc bom chùm, cũng có thể phóng vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa hành trình.
Bình thường, máy bay oanh tạc B-52 được bố trí ở đảo Hawaii và căn cứ quân sự Anderson ở đảo Guam, một khi giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương nổ ra chiến sự, máy bay B-52 của Mỹ có thể bay đến căn cứ không quân Kadena thuộc quần đảo Okinawa của Nhật Bản để đối phó với quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có lợi thế về địa lý.
Ngày 23-11-2013, sau khi Trung Quốc tuyên bố xây dựng khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, Mỹ đã cử hai máy bay B-52 sang hoạt động tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, lúc đó, phía Mỹ giải thích rằng đó chỉ là hoạt động phi hành diễn tập thông thường. Một điều đặc biệt cần chỉ ra rằng, trước đó, Mỹ không dựa theo yêu cầu của phía Trung Quốc đệ trình kế hoạch phi hành và tư vấn tần suất thông tin, trong cả quá trình cũng không liên lạc thông tin với phía Trung Quốc, thể hiện rõ thái độ khiêu khích Trung Quốc.
Lần này, khi Mỹ cử máy bay oanh tạc B-52 tuần tra trên biển Đông, quân đội PLA của Trung Quốc cũng đã liên hệ nhưng máy bay B-52 của Mỹ không hề đếm xỉa mà tiếp tục thi hành nhiệm vụ.
Năm 1991, chỉ trong ngày đầu tiên của Chiến tranh vùng Vịnh, máy bay oanh tạc B-52 của Mỹ đã cất cánh tại căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia thuộc Ấn Độ Dương, tập trung ném bom chùm, trực tiếp oanh tạc căn cứ quân sự tiền duyên và đường băng sân bay của Iraq, với lực lượng tham chiến chưa đầy 3% đã hoàn thành thả được 30% lượng bom đạn.
Trong cuộc chiến tranh Iraq và chiến tranh Kosovo sau đó, Mỹ vẫn tiếp tục oanh tạc theo kiểu trải thảm bằng máy bay B-52, đẩy nhanh tiến độ tác chiến cho quân đội Mỹ.
Xung đội Mỹ - Trung leo thang khi Mỹ đưa máy bay oanh tạc B-52 vào biển Đông
So với máy bay oanh tạc B-52, máy bay do thám P-8 của Mỹ có thể mang theo ngư lôi và tên lửa chống tàu chiến, chống ngầm, được trang bị hệ thống máy tính hiện đại, có thể nhanh chóng thu thập và xử lý thông tin tàu ngầm của phía địch, có khả năng giám sát rất mạnh mẽ.
Lô máy bay trinh sát P-8 đầu tiên gồm 6 chiếc được bố trí trại căn cứ không quân Kadena của Nhật Bản, nhằm vào chiến lược thập thò trên biển của Trung Quốc, tăng cường thu thập thông tin ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Máy bay do thám P-8 đã từng tham gia vào công tác cứu hộ chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia MH370.
So sánh hai loại máy bay này có thể thấy, máy bay tuần tra P-8 chủ yếu phụ trách công tác tuần tra, quan sát mọi động tĩnh ở vùng biển gần trên biển Đông, ý đồ đối địch khá yếu. Tuy nhiên, việc Mỹ cử hai máy bay oanh tạc B-52 sang biển Đông lần này đã thể hiện ý đồ đối địch hết sức nghiêm trọng, vì thông thường máy bay B-52 chỉ xuất hiện tại chiến trường thực chiến.
Áp đảo bằng nhiều chiến thuật
Ngoài việc nâng cao năng lực chiến đấu không quân trên biển Đông, lực lượng tàu sân bay của Mỹ tại khu vực này cũng không thể coi thường. Cảng quân sự Yokosuka nằm ở phía Tây Nam của Kanagawa Nhật Bản là cảng chính của hạm đội số 7 của hải quân Mỹ. Từ năm 2008 đến ngày 18/5 năm nay, tàu sân bay hạt nhân lớp tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz mới nhất của Mỹ “Ronald Reagan” đã thay thế tàu sân bay “George Washington”.
Tháng 10/2015, Mỹ đưa tàu sân bay “Ronald Reagan” từ khu vực vùng Vịnh về, và ngày 5/11 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đặt chân lên tàu sân bay này tại vùng biển trên biển Đông gần Malaysia. Ngày hôm đó, tàu khu trục Lassen và tàu sân bay “Ronald Reagan” của hải quân Mỹ đã gặp nhau trên biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đặt trên lên tàu sân bay Ronald Reagan tại biển Đông
Khi tác chiến, căn cứ vào thời điểm bình thường hoặc thời điểm xảy ra chiến tranh cũng như mức độ bị uy hiếp, số lượng Mỹ sử dụng hạm đội tàu sân bay chiến đấu cũng không giống nhau. Khi bố trí lực lượng ở nước ngoài, khi tuần tra tại khu vực bị uy hiếp nhẹ hoặc thể hiện lực lượng, thông thường hải quân Mỹ cử ra một hạm đội tàu sân bay chiến đấu; Khi tiến hành hoạt động uy hiếp ở khu vực có độ uy hiếp vừa, ngăn chặn khủng hoẳng hoặc tham gia vào cuộc chiến tranh có cường độ thấp, thông thường Mỹ sẽ cử ra hai hạm đội tàu sân bay chiến đấu.
Khi tham gia chiến tranh cục bộ hoặc chiến tranh tranh thường quy trên quy mô lớn ở khu vực có độ uy hiếp cao, có thể cử ra 3 hoặc nhiều hơn hạm đội tàu sân bay chiến đấu. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ diễn tập trên biển, hải quân Mỹ có thể dựa vào quy mô của cuộc tập trận, cử 1 hoặc nhiều hạm đội tàu sân bay chiến đấu. Nhìn vào quy mô bố trí tàu sân bay tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay có thể thấy, Mỹ coi biển Đông là khu vực có độ uy hiếp vừa.
Mỹ sở hữu hạm đội tàu sân bay chiến đấu hùng mạnh nhất thế giới hiện nay
Theo QPAN