Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu!

Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá

Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất.

Có một điều lạ rằng, năm nay trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông!

Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này: “Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?

Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.

Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển

Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc: “Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”.

Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.

Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyếnBiển Đông. Bài báo phản ánh: “Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”.

Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo.

Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.

Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển

Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc.

Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng.

Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông.

Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen.

Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế.

Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này.

Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu! ảnh 3

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá

Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đông đã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.

Ông Hughes nói: “Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”.

Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con.

Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa

Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành!

Theo 

PetroTimes