Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 14/11 đưa tin, năm 2011 cuộc "Cách mạng hoa nhài" diễn ra ở Bắc Phi đã lan sang Libya, gây ra cuộc nội chiến ở quốc gia này, sau đó, Tổng thống Gadhafi bị quân nổi dậy đánh bại và giết chết. Con trai của ông là Saif al-Islam Gadhafi cũng bị tình nghi lãnh đạo cuộc nổi dậy phản đối chính quyền mới, bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã vì tội ác chống lại loài người và sau đó bị các nhóm nổi dậy ở Libya bắt giữ.
Ông Saif được trả tự do vào tháng 6/2017 sau khi bị giam giữ hơn 5 năm. Tuy nhiên, cùng năm đó, tại Libya, Thống chế Khalifa Haftar nổi dậy, tổ chức "Quân đội Quốc gia Libya" (LNA) của Haftar xảy ra xung đột nghiêm trọng với tổ chức "Hiệp định quốc gia Libya" (GNA) ủng hộ chính phủ. Cuộc chiến tranh thực tế giữa hai bên chưa thực sự chấm dứt, mà chỉ tạm ngừng bắn dưới sự trung gian của Liên Hợp Quốc và đồng ý tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 24/12 tới đây.
Ông Saif và cha, cố Tổng thống Muammar al-Gaddafi trước khi bị lật đổ năm 2011 (Ảnh: Chinatimes). |
Ông Saif có thể nghĩ rằng cục diện hỗn loạn ở Libya hiện nay sẽ khiến mọi người hoài niệm lại thời kì cha ông nắm quyền, vì vậy, trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times vào tháng 7 năm nay, Saif đã nói rằng ông đang cân nhắc việc ra tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, lệnh truy nã của ông tại Tòa án Quốc tế vẫn còn đó và việc ứng cử của ông có thể gây nên tranh cãi.
Tuy nhiên, Saif đã nộp các tài liệu tranh cử của mình ở Sabha, một thị trấn quan trọng cách thủ đô Tripoli 650 km về phía nam, quê hương của ông, và sau đó đã công bố video tuyên ngôn tranh cử của mình. Saif nói: “Đức Allah sẽ quyết định con đường đúng đắn cho tương lai của đất nước”. Saif cũng tuyên bố thông qua người phát ngôn rằng ông sẽ tham gia tranh cử tổng thống và ông sẽ giương cao thanh gươm của đạo Hồi để giải phóng Libya khỏi bạo lực của phương Tây. Đây là lần đầu tiên ông Saif xuất hiện công khai trước công chúng sau nhiều năm.
Ông Saif khi bị lực lượng nổi dậy Libya bắt giữ vào giữa năm 2011 (Ảnh: Chinatimes) |
Liên Hợp Quốc ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống của Libya trước cuối năm nay và việc Saif al-Islam Gaddafi, con trai của cựu lãnh đạo độc tài Libya Muammar al-Gaddafi, vẫn bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã tham gia tranh cử, đặt họ vào tình thế khó xử. Năm 2011 khi ông Muammar al-Gaddafi bị bắt và bị bắn chết, chấm dứt 42 năm cầm quyền của mình. Con trai của ông là Saif đang nổi lên và trở thành người phát ngôn của chính phủ. Sau khi cha bị lật đổ, ông bị Tòa án Hình sự Quốc tế buộc tội chống lại loài người và bị Tòa án Tripoli kết án tử hình vào năm 2015, nhưng các nhóm nổi dậy ở Libya bắt giữ Saif đã từ chối giao nộp ông và đến tháng 6/2017, Quốc hội miền Đông Libya thậm chí còn ân xá cho ông ta.
Việc con trai của nhà cựu độc tài ra tranh cử tổng thống, đã khiến Liên Hợp Quốc và các nước phương Tây lo ngại rằng cuộc bầu cử ngày 24/12 sẽ diễn ra bạo lực và hỗn loạn. Các nhóm nhân quyền lo ngại cuộc bầu cử sẽ không công bằng.
Theo BBC, ông Saif đã đến thành phố Sabah quan trọng về mặt chiến lược hôm 14/11 để đăng ký với Ủy ban bầu cử ra tranh cử chức tổng thống Libya. Ông mặc trang phục màu nâu truyền thống của Libya và tuyên thệ trước cuốn kinh Koran. Sau khi bức ảnh chụp sự kiện này được công khai, ngay lập tức gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trong dư luận Libya.
The Guardian đề cập rằng điều này đã khiến các nước phương Tây và Liên Hợp Quốc lo ngại rằng chính phủ quá độ mà Libya khó khăn lắm mới thành lập được sẽ xuất hiện biến số trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 24/12 tới. Vì vậy Liên Hợp Quốc đã cảnh cáo các bên Libya nếu định can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống, thậm chí việc lật đổ chính quyền được bầu bằng các cuộc đảo chính hoặc các biện pháp khác đều sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế. Các tổ chức nhân quyền thì lo lắng rằng sau khi Saif tham gia, cuộc bầu cử ở Libya sẽ xuất hiện không công bằng.
Ông Saif trong lần xuất hiện năm 2018 (Ảnh: Chinatimes). |
Sau khi ông Ghadafi bị giết, Libya bước vào cuộc nội chiến kéo dài 10 năm. Chính phủ Libya được sự ủng hộ của các nước phương Tây và Liên Hợp Quốc, đã đối đầu với Quân đội Quốc gia do thống chế Haftah lãnh đạo được Iran, Ai Cập, Nga hậu thuẫn có lúc đã tiến sát thủ đô Tripoli.
Tuy nhiên, Quân đội Quốc gia Libya tấn công nhiều lần nhưng không thể chiếm được thủ đô, hai bên lâm vào thế bế tắc. Sau đó, một chính phủ quá độ được thành lập dưới sự trung gian của Liên Hợp Quốc và đồng ý tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 12. Chính phủ Libya cũng yêu cầu các nước từng can thiệp vào cuộc nội chiến Libya trước đây lần lượt rút quân, hoặc chấm dứt viện trợ quân sự cho cả hai bên. Nhưng việc con trai nhà cựu độc tài tham gia tranh cử có thể gây thêm tính bất ổn định cho nền dân chủ non trẻ của Libya.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu