Chuyên gia quân sự độc lập so sánh T-90S của Nga với các loại xe tăng tương đương

VietTimes -- Các chuyên gia mạng xã hội so sánh xe tăng T-90S Nga với các quốc gia đồng minh cùng chế tạo xe tăng. Đó là ZTZ-99A Trung Quốc, Al-Khalid của Pakistan, còn được gọi là MBT-2000, Arjun của Ấn Độ. Những xe tăng này đều có nguồn gốc phát triển từ Nga, nhưng có thêm vào một số yếu tố phương Tây.
Xe tăng Al-Khalid của Pakistan, còn được gọi là MBT-2000 Trung Quốc. Ảnh: Russian Gazeta.
Xe tăng Al-Khalid của Pakistan, còn được gọi là MBT-2000 Trung Quốc. Ảnh: Russian Gazeta.

Chiếc xe tăng lớn nhất do Ấn Độ sản xuất. Các nhà thiết kế Ấn Độ, bị lôi cuốn bởi truyền thông PR phương Tây, đã áp dụng một số công nghệ các quốc gia này, đồng thời mắc cả những sai lầm của đồng nghiệp. Xe tăng Arjun của Ấn Độ có trọng lượng cơ bản đến 58 tấn.

Nhưng tương tự như Abrams, thiết giáp thân xe không đủ hiệu quả chống lại các đòn tấn công của tên lửa chống tăng hiện đại. Vì vậy phiên bản nâng cấp, được chế tạo với số lượng khoảng 120 xe buộc phải hiện đại hóa. Các xe được lắp giáp phản ứng nổ ERA, hoàn thiện các bộ phận truyền động lực và chuyển động, tương tự như Kontakt-5 của Nga. Kết quả theo một số thông tin, Arjun có khối lượng lên đến 67 tấn, gây khó khăn rất lớn cho tính linh hoạt cơ động khi chiến đấu và công tác bảo trì bảo dưỡng, vận chuyển trên đường hành quân xa.

Cũng theo tư vấn của các chuyên gia phương Tây, xe được lắp pháo có rãnh xoắn 120mm. Đây lại là một sai lầm rất lớn do tầm bắn thấp, không sử dụng tên lửa bắn qua nòng pháo và tốc độ bắn chậm. Để thay thế bằng pháo nòng trơn cỡ nòng lớn thì lại phải tăng trọng lượng thân xe và khiến xe trở thành mục tiêu dễ dàng cho các xạ thủ tên lửa chống tăng.

Do mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc, Pakistan và Liên Xô cũ, xe ZTZ-99A có thể nói là có chung nguồn gốc với Т-90S. Các xe đều được lắp pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tự độ theo phương án xe tăng Nga, thậm chí thiết kế hệ thống chuyển động (trục xoắn, bánh chịu nặng, bánh lái và bánh chủ động) cũng tương tự.

Trong thời kỳ Liên Xô cũ và sau đó, Trung Quốc đã nhận được các xe tăng T-72, có thể từ Ukraine. Do đó, những thiết kế công nghệ của T-72 được áp dụng xe tăng Trung Quốc và phiên bản sao chép của Pakistan Al-Khalid. Những xe tăng sau này của Trung Quốc đều có dấu ấn của Liên Xô.

Cũng như Ấn Độ, các kỹ sư Trung Quốc chịu một phần ảnh hưởng của công nghệ phương Tây. Xe tăng ZTZ-99A được tăng cường thiết giáp. Điều đó khiến cho khối lượng của xe nặng đến 58 tấn. Các chuyên gia tăng thiết giáp cho rằng, 6 trục và 6 cặp bánh chịu tải là không đủ khi cơ động nhanh và linh hoạt. Mặc dù xe tăng được trang bị rất nhiều các trang thiết bị điện tử siêu hiện đại, nhưng Type 99A có độ tin cậy thấp khi cần phải cơ động đường dài và tốc độ cao, hoặc cơ động chiến đấu trên các địa bàn khó khăn phức tạp.

Rút kinh nghiệm từ các xe hạng nặng ZTZ-99A, Al-Khalid của Pakisstan (MBT-2000), phiên bản xe tăng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ nặng có 48 tấn. Các bộ phận, hệ thống và trang thiết bị tương đối ổn định. Nhưng trong một lần triển lãm sản phẩm với các quốc gia Ả rập, chiếc xe thể hiện độ tin cậy rất thấp. Hơn thế nữa ngày 11.10.2017, hơn 30 chiếc xe tăng Al-Khalid bị cháy máy, hỏng động cơ do dầu máy không phù hợp. Xe tăng Al-Khalid sử dụng động cơ 6TD-2 của Ukraine, sử dụng dầu máy do công ty Azmol Garant sản xuất nhưng công ty này không xuất khẩu dầu cho Pakistan. Công ty nhà nước Ukraine Ukrspetzeksport, sở hữu độc quyền xuất khẩu sản phẩm quân sự đã bán cho Pakistan dầu giả, khiến xe tăng bị cháy máy hàng loạt.

Hơn thế nữa, trong giai đoạn gần đây, các nhà máy công nghiệp Ukraine thường sản xuất các sản phẩm lẫn lộn, như lắp các chi tiết cũ vào các trang thiết bị mới, làm giảm tuổi thọ và gây hỏng hóc không thể sửa chữa được cho tăng thiết giáp Ukraine.

Xe tăng T-90S là mẫu xe tăng được thử nghiệm kỹ càng, không chỉ trong khai thác sử dụng của quân đội Nga mà còn cả trên chiến trường. Tính năng kỹ chiến thuật của T-90S mang đầy đủ những ưu điểm của T-72 và hoàn thiện tất cả những thiếu sót của những dòng xe tăng trước đó. Đây cũng là loại xe nhẹ nhất, chỉ 46 tấn với kích thước nhỏ. Nhưng đây là xe có thiết giáp tốt nhất hiện nay trên chiến trường. Chưa có chiếc T-90 nào bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) ở Syria. Duy nhất có 1 xe T-72 bị quân đội Syria phá hủy bằng đạn xuyên giáp dưới cỡ khi chiếc xe lọt vào tay lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Các xe tăng T-90S Nga và loại tương đương của các nước đồng minh. Ảnh: dambiev.livejournal.com.
Các xe tăng T-90S Nga và loại tương đương của các nước đồng minh. Ảnh: dambiev.livejournal.com.

Những xe tăng T-90MS, được cung cấp cho quân đội Iraq và Nga còn có những tính năng ưu việt hơn và có thể được lắp hệ thống phòng thủ chủ động Arena, điều mà những xe tăng của các nước đồng minh không có. Ngoài ra, quân đội Nga tiếp tục nhận được các loại đạn pháo kích nổ từ xa, đạn pháo dẫn đường laser, khiến hỏa lực xe tăng ngày càng trở lên mạnh hơn và xa hơn. 

Xe tăng ZTZ-99A. Video: truyền thông quân đội Trung Quốc.