Chùm ảnh thảm họa môi trường khủng khiếp ở Trung Quốc

"Phép màu" kinh tế thần kỳ của công nghiệp xuất khẩu đã đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thứ hai trên thế giới.
Chùm ảnh thảm họa môi trường khủng khiếp ở Trung Quốc

Nhưng giá phải trả cho "cây đèn thần" cũng không nhỏ.Ô nhiễm môi trường đã đến mức độ thảm họa và không chỉ Trung Quốc mà tất cả các nước láng giềng đều phải chịu hậu quả.

Khi các công ty đa quốc phương Tây đầu tư quy mô lớn để sản xuất tại Trung Quốc, sản lượng các sản phẩm công nghiệp đại lục bùng nổ trong 20 năm qua. Và dẫn đến thực tế không kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp các chỉ số đạt tới mức thảm khốc.

Lợi thế sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc là lao động rẻ, không phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường và các tiêu chuẩn an toàn lao động và xã hội, được chấp nhận ở các nước phương Tây. Tất cả những điều này đã giảm đáng kể chi phí sản xuất.

Không có gì bí mật khi Trung Quốc (PRC) xuất khẩu hầu hết các chủng loại hàng hóa sang tất cả các nước khác với một số lượng không thể tưởng tượng và với giá cả gây shock. Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong các nước xuất khẩu hàng hóa trên thế giới năm 2010 tăng 10% so với 3% năm 1999, chỉ số này vượt trên cả Đức.

Hình dung đơn giản, cứ 10 sản phẩm hàng hóa bất kỳ bán trên thế giới thì có một được sản xuất tại Trung Quốc ! Ở Mỹ, con số này thậm chí còn cao hơn, cứ năm sản phẩm bán trong các cửa hàng Mỹ, một sản phẩm được sản xuất từ Trung Quốc.

Nhưng cái giá mà người dân Trung Quốc phải trả cho "phép mầu kinh tế" là gì ?

Các khu vực công nghiệp hóa mạnh nhất của Trung Quốc nằm ở ven bờ biển phía đông và đông nam, giáp giới với biển Đông và biển Hoa Đông. Đó là những vùng mà từ năm 2003, người ta ghi nhận được sự gia tăng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Nguy hiểm nhất là những chất liệu gây ô nhiễm không có thời gian để phân hủy và tiêu tan trong không khí, đã bay lên tầm cao hơn và di chuyển sang các nước khác.

Theo các báo cáo thống kê của Nga về những tai nạn thường xuyên xảy ra đối với doanh nghiệp Trung Quốc, mức độ ô nhiễm liên quan của các dòng sông khu vực biên giới với Nga... đã giải thích tại sao một số thành phố Nga thậm chí dừng lấy nước uống từ các hồ chứa có liên quan đến mạch nước ngầm dẫn đến Trung Quốc.

Khách du lịch đến thăm Trung Quốc, đã chú ý đến một thực tế rằng không khí tại nhiều thành phố Trung Quốc có mùi và có màu mờ đục. Bắc Kinh trong thời gian Olympic 2008 thậm chí còn đưa lệnh cấm lưu thông một phầnlượng phương tiện cá nhân. Nhằm giảm sương mù công nghiệp, gây ảnh hưởng đến các vận động viên và thành tích thể thao của họ.

Tất nhiên, “phép màu” kinh tế Trung Quốc không dành cho tất cả mà chỉ dành cho một nhóm “lợi ích”, có tỷ phần nhỏ trong gần 1,4 tỷ người dân số nước này. Đại đa số người dân vẫn cần có phép màu trong xóa đói giảm nghèo.

Một người chăn cừu già đứng trên bờ của sông Hoàng Hà bịt mũi vì không thể chịu đựng mùi hôi thối khủng khiếp bốc lên từ dòng nước ngày 23.04.2006

Thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam. Chỉ có một bức tường ngăn cách giữa thị trấn và các lò luyện thép.

Dân làng Guiyu, Quảng Đôngtắm rửa và sử dụng nước trong tình trạng ônhiễm nghiêm trọng các con sông và hồ chứa nước. Ảnh chụp ngày25.11. 2005
Trên bờ biển Hoàng Hải có vô số đường ống thoát nước công nghiệp dẫn xuống bờ biển, thậm chí có những đường ống dẫn sâu xuống biển.

Tại thị trấn Ma An Sơn, tỉnh An Huy, dọc theo sông Dương Tử có rất nhiều nhà máy quy mô nhỏ làm giàu quặng sắt và các nhà máy chế biến nhựa và xả thảira sông này. Ảnh chụp ngày 18.06.2009

Khói bụi xỉ than phun ra từ hai ống khói khổng lồ của nhà máy nhiệt điện Lasengmiao, khu vực Nội Mông Cổ, bao trùm lên các hồ chứa nước và làng mạc xung quanh. Chụp ngày 26.07.2005
Mặt đất lòng sông Dương Tử, ô nhiễm nặng nề bởi chất thải công nghiệp. Ảnh chụp ngày 26.06.2009 tạikhu vực công nghiệp hóa học Ma'anshan,tỉnh An Huy.

Một số lượng lớn nước thải hóa chất hàng ngày thải vào sông Dương Tử từ nhà máy sản xuất titan Trấn Giang. Cách hơn 1000 mét về phía hạ lưu là cửa ống hút nước sản xuất nước sạch, sau đó nữa thành phố Đan Dương (Danyang). Chụp ngày 10.06.2009

Thành phố Hải Môn, tỉnh Giang Tô, ở khu công nghiệp hóa chất, nước thải thải trực tiếp vào sông Dương Tử. Chụp ngày 05.06.2009

Nhà máy luyên thép Sheksian ở Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc là cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường xung quanh. Mặc dù vậy, quy mô sản xuất tiếp tục tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân địa phương. Chụp ngày 18.03.2008

Khu vực Long Môn, thành phố Han Chen, tỉnh Thiểm Tây - nơi có cáchoạt độngcông nghiệp mạnh mẽ - là nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Chụp ngày 08.04.2008

Tỉnh An Huy, Khu vực công nghiệp hóa học Hồ Tây. Các đường ống xả nước thải vào sông Dương Tử. Nước thải đôi khi có màu đen, màu xám, đỏ sẫm, hay màu vàng. Nước thải của các nhà máy khác nhau có màu sắc khác nhau.
Tỉnh Sơn Tây là một trong những khu vực ô nhiễm nhất của Trung Quốc và cũng là tỉnh có tỷ lệ trẻ em có dị tật bẩm sinh cao nhất. Cặp vợ chồng nông dân đáng yêu này đã nhận nuôi 17 trẻ em khuyết tật bẩm sinh. Chụp ngày 04.15, 2009
Cậu bé 15 tuổi này đến từ một ngôi làng vùng Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc bỏ học sau khi học lớp 2, theo cha mẹ vào làm trong khu vực công nghiệp Heilonggui. Bây giờ cậu kiếm được 16 nhân dân tệ một ngày. 08.04.2005

Nội Mông, khu công nghiệp của tỉnh Heilonggui: hai công nhân vừa hoàn thành công việc ở gần lò thạch cao và trở về nhà. Ngày 22.03.2007

Làng Zhangqiao trên bờ sông Hồng ở thành phố Wugang, tỉnh Hà Nam. Vợ của ông Gao Wan Shun chết vì ung thư. Ông hiện sống trong nghèo đói và bệnh tật. Ngày 03.04.2009
Những người công nhân nhà máy khai thác mỏ muối thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô giận dữ nói: "Khi gió thổi về phía chúng tôi, mùi phát ra từ các nhà máy hóa chất khó chịukhông thể chịu nổi. Vào ban đêm, mùi trở nên độc hại hơn. " 19.07.2009
Người dân từ thị trấn Fanjiazhuang sẵn sàng gửi đơn khiếu nại có chữ ký của dấu vân tay của họ, đòi bồi thường những thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm gây ra. 19.03.2008
Ở Sơn Tây có rất nhiều cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi.14,04.2009
Làng Liujiawan bên bờ sông Hồng gần thị trấn Wugang, tỉnh Hà Nam. Cô bé 13 tuổi Yang Xiao tháng 10.2008 đã mắc một bệnh không rõ nguồn gốc. Cô được cứu bởi sự đóng góp tận tình của người dân địa phương.
Làng Xuanwei ở Vân Nam là một làng ung thư. Mỗi năm có hơn 20 người tại đây chết vì ung thư. Cậu bé học sinh 11 tuổi Xu Li mắc bệnh ung thư xương. 08.05.2007
Làng Shexian, tỉnh Hà Bắc với hơn 50 người bị bệnh ung thư. Hơn 20 bệnh nhân ung thư tử vong mỗi năm. Ngày 18.03.2008
Bầu trời xanh tươi trên màn hình, và sương mù ô nhiễm ở Bắc Kinh vào ngày 23.01,2013, khi mức độ ô nhiễm không khí lên tới mức nguy hiểm với sức khỏe.
Các cơ sở sản xuất ở Guiyu tham gia vào hoạt động tái chế kim loại. Với hy vọng kiếm sống, ngay cả trẻ em cũng tham gia vào các hoạt động này. Trong ảnh một đứa trẻ đang tham giá chiết xuất đồng từ các loại cáp phế thải.
Cô gái đang làm cá đánh bắt trong một chiếc hồ bị ô nhiễm nặng. Mặc dù thực tế cho thấy có những đe dọa tính mạng khi ăn những con cá này, nhưng không ai tự nguyện bỏ đánh bắt cá vì miếng cơm manh áo.
06.09.2012. nước sông Dương Tử gần bến tàu Chatyanmen chuyển sang một màu đỏ đáng sợ.
Biển cá chết khổng lồ ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc. Có lẽ nhà máy nào đó bị rò rỉ chất thải xuống sông.

Các nhà chức trách Trung Quốc công bố kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước của đất nước này. Hóa ra trong 20 năm phát triển vũ bão của đất nước, hơn 27 ngàn con sông đã bị bức tử.

Trịnh Thái Bằng theo DM