Chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ Rapidus trong tiến trình xây dựng năng lực sản xuất chip tiên tiến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tuyên bố, chính phủ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho công ty Rapidus có thể sản xuất chip 2 nm, nhấn mạnh đây là yếu tố then chốt để Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực chip.
Chip tiên tiến do các công ty Nhật Bản sản xuất. Ảnh minh họa Bloomberd
Chip tiên tiến do các công ty Nhật Bản sản xuất. Ảnh minh họa Bloomberd

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cam kết chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho nhà sản xuất chip Rapidus khi công ty này tập trung phát triển linh kiện bán dẫn tiên tiến, nhấn mạnh rằng, ngành sản xuất linh kiện bán dẫn trong nước là yếu tố then chốt để quốc gia này vươn lên vị thế hàng đầu thế giới về Trí tuệ Nhân tạo (AI) và xe tự lái xe.

Ông Nishimura trong một cuộc phỏng vấn cho biết: “Tôi rất hy vọng Rapidus có thể sản xuất hàng loạt chip 2 nanomet và hơn thế nữa ở Nhật Bản, chính phủ sẵn sàng tiếp tục và tăng cường hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vì để có thể tự sản xuất chip công nghệ này sẽ cần chi hàng nghìn tỉ yên để hiện thực hóa.”.

Tetsuro Higashi, cựu chủ tịch của công ty Tokyo Electron và Atsuyoshi Koike, cựu chủ tịch của Western Digital đã thành lập công ty sản xuất chip Rapidus, có trụ sở tại Tokyo vào năm 2022 với mục tiêu sản xuất chip công nghệ 2 nanomet tiên tiến tại Nhật Bản vào năm 2025. Công ty này đã thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các công ty khác như Toyota Motor, Sony Group và Nippon Telegraph & Telephone.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura chụp ảnh trong cuộc phỏng vấn tại Tokyo ngày 5/4. Ảnh:Bloomberg

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura chụp ảnh trong cuộc phỏng vấn tại Tokyo ngày 5/4. Ảnh:Bloomberg

Dự án được coi là một nỗ lực sản xuất gần như thuộc khu vực công và Rapidus trở thành nhà vô địch quốc gia tiềm năng khi Nhật Bản cố gắng phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất chip nội địa. Chính phủ đã đầu tư đến 70 tỉ yên (532 triệu USD) hỗ trợ tài chính cho việc ra mắt.

Những nỗ lực phục hồi sản xuất ngành chip của Nhật Bản được tiến hành khi các cường quốc gia công nghệ trên thế giới đang tìm giải pháp xây dựng năng lực sản xuất bán dẫn địa phương, trở thành ưu tiên chiến lược sau khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoàn toàn thương mại toàn cầu và nguy cơ xung đột Mỹ-Trung đe dọa những tiêu chuẩn thương mại tự do cũ. Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu đều đang rót hàng tỉ USD vào ngành bán dẫn nhằm đảm bảo nguồn cung cho hoạt động kinh doanh sản xuất nội địa.

Nhật Bản từng là siêu cường chip với thị phần chi phối thị trường chip bộ nhớ, nhưng quốc gia này đã từ bỏ vị trí đó, một phần do xung đột lợi ích quốc gia với Mỹ về những gì cấu thành chính sách công nghiệp công bằng.

Nhà lập pháp Nhật Bản Akira Amari, cựu bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg tháng 1/2023 cho biết, Nhật Bản đã mất lợi thế vì những công ty tư nhân đưa ra các lựa chọn phát triển độc lập theo thực tế giá trị thị trường và chính phủ không phối hợp tốt với chính quyền Mỹ vào thời điểm đó.

Các nhà phân tích công nghệ nghi ngờ khả Rapidus có thể đạt được khả năng sản xuất chip 2 nanomet trong một khoảng thời gian rất ngắn như vậy, do nút công nghệ này tiên tiến vượt trội hơn những sản phẩm mà Công ty Sản xuất linh kiện bán dẫn theo Hợp đồng Đài Loan TSMC và Công ty Điện tử Samsung hiện đang cung cấp.

Các nhà phân tích cũng đặt câu hỏi, liệu Nhật Bản có nhiều khách hàng, sẵn sàng mua những con chip tiên tiến như vậy hay không? các ngành công nghiệp lớn nhất của quốc gia như ngành sản xuất ô tô điện, chủ yếu sử dụng những chip công nghệ kém tiên tiến hơn.

Ông Nishimura trong cuộc phỏng vấn cho biết: “Hiện nay, Nhật Bản không có những công ty như Apple, sử dụng nhiều chip mới tiên tiến nhất. Nhưng những con chip tiên tiến sẽ là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp trong vòng 5 đến 10 năm tới như xe tự lái xe, dịch vụ mô hình AI như ChatGPT, điện toán lượng tử.”

Ông nhấn mạnh, chính phủ sẽ theo dõi tiến trình phát triển của Rapidus với phương án “cung cấp hỗ trợ liên tục, ngày càng lớn hơn” nếu cần thiết. Rapidus cũng có được hỗ trợ quốc tế. Công ty đang hợp tác với công ty Mỹ IBM và Trung tâm vi điện tử liên trường đại học của Bỉ trong quá trình hiện thực hóa các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nishimura nói: “Tôi muốn thấy Nhật Bản một lần nữa sản xuất chip được những chip tiên tiến. Có rất nhiều công ty Nhật Bản từ lâu đã là nhà cung cấp máy móc và nguyên liệu sản xuất chip hàng đầu thế giới.”

Theo South China Morning Post