Cuộc đàm phán hòa bình về vấn đề Syria do Liên hợp quốc bảo trợ sẽ diễn ra ngày 29/1 tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây có thể xem là một nỗ lực rất lớn của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài gần 5 năm qua tại Syria khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, trước thời điểm cuộc đàm phán này diễn ra, vẫn còn quá nhiều bất đồng giữa các phe phái tại Syria cũng như các bên liên quan, khiến cuộc đàm phán có nguy cơ “chết yểu” trước khi các bên ngồi vào bàn.
Trên chiến trường, dưới sự ủng hộ của Nga và Iran, quân đội Bashar Hafez al-Assad đã giành lại được một thành phố quan trọng từ phe đối lập, lãnh thổ Syria xuất hiện chia thành 4 mảnh cân: ¼ do quân đội tổng thống Bashar Hafez al-Assad nắm giữ, ¼ vẫn nằm trong tay ISIS, ¼ là khu vực sa mạc hoang vu, ¼ cuối cùng thì bị nhóm gọi chung là “phe đối lập Syria” do người Kurd, phe đối lập ôn hòa, phe đối lập tổ chức Hồi giáo cực đoan... kiểm soát.
Rõ ràng là cục diện chia năm xẻ bảy này sẽ không tạo ra những tác động tích cực. Ban đầu, dự định vòng đàm phán hòa bình được tuyên bố sẽ diễn ra vào ngày 25/1, nhưng Liên Hiệp Quốc đã lùi sang ngày 29/1 để các bên dàn xếp những bất đồng, trong đó có việc sẽ mời những nhóm nào vào phái đoàn phe đối lập. Trước thềm đàm phán, đứng trên góc độ Liên hợp quốc, vấn đề ai sẽ tham gia đàm phán, ai có thể tham gia đàm phán vẫn chưa được ngã ngũ. Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về số lượng nhóm tham gia đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria tại Geneve.
Sau vài lần cảnh cáo, cuối cùng liên minh phe đối lập của Syria đã tuyên bố xanh rờn: Sẽ không tham gia vào cuộc đàm phán với chính phủ vào ngày 29/1, và thậm chí là lực lượng người Kurd cũng không được mời đến tham dự vòng đàm phán. Quyết định của quân nổi dậy Syria không chỉ khiến Liên hợp quốc, Nga bất ngờ, mà còn dội gáo nước lạnh vào những nỗ lực của Mỹ. Đối với Geneve trong vài giờ đồng hồ sắp tới, vấn đề được ngóng chờ nhất lại là “liệu có diễn ra vòng đàm phán hòa bình này hay không?”
Điều này cũng không có gì bất ngờ, năm 2015, nhiều cuộc hội nghị dự định được tổ chức tại Vienna và New York do sự bất đồng giữa “các quốc gia đương sự” mà phải “tạm thời hoãn lại”. Hiện tại, kịch bản này đang có nguy cơ tái diễn, từ Mỹ đến Nga, từ Arab Saudi đến Iran, các nước lớn muốn “đưa ra quyết định thay người khác”, nhưng cuối cùng buộc phải đối mặt với thực tế người bạn Syria của họ đã không còn đường lùi.
Mệnh lệnh yếu đuối, bất lực nhất là yêu cầu người khác buộc phải tự tìm được thoát thân. Đối với các bên tham chiến tại Syria, câu nói này đều khá phù hợp.
Cuộc đàm phán hòa bình sắp diễn ra, trước hết hai bên xảy ra xung đột gay gắt không phải là phe đối lập Syria và phe quân đội chính quyền tổng thống Bashar Hafez al-Assad, cũng không phải Mỹ với Nga mà là Mỹ và liên minh phe đối lập Syria mà nước này tuyên bố ủng hộ, đặc biệt là “lực lượng quân đội Syria tự do” (FSA). Một điều thấy rất rõ là đối với Washington, thực hiện vòng đàm phán hòa bình là điều quan trọng hơn tất cả, mặc dù ngày 27/1, ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới phủ nhận ngôn luận Mỹ gây sức ép cho phe đối lập phải tham gia vòng đàm phán hòa bình.
Chưa đầy 30 giờ đồng hồ sau, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Mark Toner đã thừa nhận Mỹ đang đốc thúc phe đối lập tham gia vòng đàm phán hòa bình “một cách vô điều kiện”. Phe đối lập Syria cho biết, để đạt được mục đích của mình, Mỹ đã cắt đứt nguồn vật tư cung cấp cho lực lượng quân đội Syria tự do (FSA).
Vấn đề nằm ở chỗ, ngày 27/1, đại đa số điều kiện tiền đề mà phe đối lập Syria đưa ra - đảm bảo nguồn vật tư hỗ trợ nhân đạo được cung cấp đến nơi, quân đội chính phủ chấm dứt bao vây, ngừng oanh tạc các khu vực phi quân sự, trả tự do cho những người bị bắt giữ - vốn là những điều khoản được nghị quyết mới nhất của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hồi cuối tháng 12/2015 xác nhận, báo cáo của Liên hợp quốc đã chứng thực hầu hết nguồn vật tư hỗ trợ nhân đạo không được vận chuyển đến nơi do sự ngăn chặn của quân đội chính quyền tổng thống Bashar Hafez al-Assad.
Lúc này Mỹ lại nêu rõ chủ trương “thúc đẩy đàm phán hòa bình một cách vô điều kiện”, điều này chẳng khác gì tuyên bố hủy bỏ nghị quyết của Liên hợp quốc. Dường như Washington đang mất dần sự kiên nhẫn đối với vấn đề Syria, đồng thời cũng để mất đi lòng tin mà nhà lãnh đạo phe đối lập Syria gửi gắm vào Mỹ.
So với phe đối lập, tình thế dường như đang phát triển theo chiều hướng có lợi cho tổng thống Bashar Hafez al-Assad. Ngày 26/1, sau đợt không kích kịch liệt dài 1 tháng của quân đội Nga, cuối cùng thị trấn Sheikh Miskeen đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội chính phủ, đây đồng thời cũng là một thắng lợi quan trọng của quân đội tổng thống Bashar Hafez al-Assad trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, rất khó tin tưởng rằng, một người đang gặt hái được nhiều thắng lợi trên chiến trường như ông Bashar Hafez al-Assad có thể thể hiện nhiều thiện chí tham gia đàm phán hòa bình hơn phe đối lập.
Khi đưa tin về chiến dịch ở thị trấn Sheikh Miskeen, các phương tiện truyền thông chính thống ở Syria đã không hề ngại ngần gọi quân đội Syria tự do là “các phần tử khủng bố” – nên định nghĩa như thế nào về “phần tử khủng bố” là một trong những bất đồng lớn nhất trong vòng đàm phán hòa bình về vấn đề Syria hiện nay, đồng thời cũng là một trong những điểm tựa mà chính phủ Nga đang gây sức ép cho chính quyền tổng thống Bashar Hafez al-Assad. Đối với lực lượng quân đội Syria tự do, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh không thể coi lực lượng vũ trang này là phần tử khủng bố, trong khi cho đến thời điểm hiện tại, tổng thống Bashar Hafez al-Assad vẫn không hề đếm xỉa đến điều này.
Có thể những đợt xung đột căng thẳng hơn vẫn đang ẩn dưới đáy sông, tuần trước, tờ Financial Times (Anh) dẫn nguồn tin từ hai quan chức tình báo cấp cao phương Tây , Cục trưởng Cục Tình báo Quân đội Nga, Trung tướng Sergun được ông Putin giao nhiệm vụ nhạy cảm: Bí mật sang Syria yêu cầu Tổng thống Bashar Assad từ chức. Hành động có ý thăm dò này đã vấp phải sự đáp trả gay gắt, câu trả lời mà phía Nga nhận được không chỉ là lời bác bỏ gay gắt của ông Assad, cảnh báo Nga không có vai trò trong tương lai của Syria và việc ông Assad có phải ra đi hay không, mà còn là tin dữ báo rằng vị đặc sứ kia đã thiệt mạng.
Một tuần sau khi thực hiện nhiệm vụ bí mật ở Syria, phủ tổng thống Nga công bố vị cục trưởng cục tình báo của quân đội Nga - tướng Igor Dmitrievich Sergun đột ngột ra đi ở tuổi 59, nguyên nhân dẫn đến cái chết của tướng Igor Dmitrievich Sergun không được công bố. Tính chân thực của bài báo trên tờ Financial Times chưa được xác thực hoàn toàn, nhưng liên tưởng đến sự việc năm 2012, đã có một ứng cử viên được dư luận đánh giá là thay thế ông Bashar Hafez al-Assad biến mất một cách bí ẩn tại sân bay Damascus sau khi kết thúc chuyến thăm Moscow và Bắc Kinh. Rõ ràng, kể cả là tổng thống Nga Putin, việc tìm lối thoát trong cục diện Syria đình trệ như hiện nay cũng không hề dễ dàng.
Sau hội nghị của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nhiều quốc gia – gồm cả Mỹ và Nga đều đã từng xác nhận vòng đàm phán hòa bình về vấn đề Syria sẽ được khởi động từ tháng 1/2016, tuy nhiên, thực tế cuộc đàm phán hòa bình được dư luận ngóng chờ này liên tục bị phá sản đã chứng minh một điều: khác với “các nước đương sự” coi cuộc xung đột ở Syria là một ván cờ đấu trí về địa chính trị , cho dù là phe đối lập Syria hay bản thân tổng thống Bashar Hafez al-Assad, đứng trước cục diện rối ren như hiện nay, lùi một bước đều là vực sâu thăm thẳm.
Phe đối lập đương nhiên là đang ở trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nhưng đối với ông Bashar Hafez al-Assad, từ chức hay không cũng là vấn đề liên quan đến sự sinh tử tồn vong, mâu thuẫn giữa hai bên đã lên tới đỉnh điểm, cho đến hiện tại vẫn là cục diện một mất một còn. Trong bối cảnh cả hai bên đều không có nhiều dư địa hòa giải, kể cả cuộc đàm phán mà ngoại lực gây sức ép bắt thực hiện, cũng không thể đem lại bất kỳ thành quả thực chất nào.
H.L
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu