Theo nguồn tin quân sự cung cấp cho Al-Masdar News, 2 thủ lĩnh thánh chiến cao cấp, một thuộc nhóm Hay’at Tahrir Al-Sham và một thuộc nhóm Jaish Al-Nasr, cũng bị tiêu diệt, đó là các chiến binh nổi danh về sự tàn nhẫn, có tên thường gọi Abu Al-Fateh và Abd Al-Hameed Al-Hudairy.
Theo giấy tờ mang trên người, đại đa số các chiến binh bị tiêu diệt là những tay súng ở tỉnh Idlib, đã từng thất bại trên các chiến trường khác ở Syria và di tản về tỉnh này theo những thỏa thuận đầu hàng mà chính quyền Syria cho phép.
Theo các nguồn tin trên mạng xã hội ủng hộ thánh chiến, nhóm chiến binh Jaish al-Nasr thuộc liên minh Quân đội Syria tự do được phương Tây ủng hộ pháo kích ác liệt bằng tên lửa GRAD BM-21 vào căn cứ sân bay Hama nhằm phá hủy các máy bay chiến đấu của Syria.
Trên mạng xã hội, các nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến đồng thời đăng tải thông tin cho biết, chiến binh Abu Mohammad Al-Julani được các thủ lĩnh các nhóm chiến binh “đối lập ôn hòa” bầu làm tổng tư lệnh chiến dịch tấn công quy mô lớn trên vùng nông thôn phía bắc Hama. Thủ lĩnh, chỉ huy chiến trường nổi tiếng này là lãnh đạo của nhóm Jabhat Al-Nusra, chi nhánh chính của Al-Qaeda ở Syria, Jabhat Al-Nusra chính thức đổi tên thành Hay’at Tahrir Al-Sham và là lực lượng chủ lực lôi kéo các nhóm Hồi giáo cực đoan khác tham gia vào chiến dịch này.
Đến thời điểm này, lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Al-Qaeda Syria dẫn đầu đang cách thành phố Hama, một thành phố lớn ở miền trung Syria khoảng 4-5 km. Đây là thành phố tập trung chủ yếu là người Hồi giáo Sunni sinh sống, do những tuyên truyền chia rẽ, đa phần người Sunni có quan điểm khắc nghiệt đối với các dòng tôn giáo khác ở Syria.
Mặc dù thủ lĩnh và tổng chỉ huy chiến trường bắc Hama là một chiến binh hàng đầu của Al-Qaeda Syria, Abu Mohammad al-Julani. Nhưng thực tế cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo có sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Lực lượng phiến quân sử dụng một số lượng lớn vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm xe thiết giáp và súng phóng lựu liên thanh MKEK 40mm cùng với rất nhiều tên lửa TOW-2 của Mỹ.
Trong cuộc tấn công trên chiến trường Hama, có sự hiện diện của 600 tay súng FSA thuộc các nhóm tham gia chiến dịch Lá chắn Euphrates và hàng trăm tay súng khác từ khu vực Wadi Baradah trên vùng nông thôn Damascus, những tay súng này đã bị đánh bại ở vùng ngoại ô Damascus và tiếp tục cầm súng tham gia lực lượng Hồi giáo cực đoan tấn công trên vùng nông thôn miền bắc Hama. Tổng quân số tham gia chiến dịch này lên đến 6.000 tay súng.
Thành phố Hama là khu vực ngầm chứa rất nhiều nguy cơ bạo loạn do lịch sử của nó. Năm 1982, Nhóm những anh em Hồi giáo người Sunni dẫn đầu cuộc bạo loạn ở Hama, cuộc nổi loạn đã bị Quân đội Syria dập tắt. Theo đánh giá của phương Tây, phần lớn dân cư địa phương được cho là có ủng hộ lực lượng Hồi giáo thánh chiến.
Cuộc khủng hoảng chiến trường thành phố Hama cũng bộc lộ rất nhiều các nhược điểm của lực lượng vũ trang Syria tại khu vực này. Các căn cứ quân sự, vị trí đóng quân then chốt, bao gồm các những kho vũ khí lớn được bảo vệ bởi lực lượng vũ trang địa phương NDF, không có kỹ năng chiến đấu , thiếu kỷ luật và rất khó dự đoán về tư tưởng. Hệ thống trinh sát và chỉ huy khá lỏng lẻo và phản ứng chậm, không nắm chắc địch tình và tình hình địa phương.
Lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến do Hay’at Tehrir Al-Sham dẫn đầu, có hậu phương là tỉnh Idlib đến thời điểm này được cho là không giữ sứ mệnh lật đổ chính quyền Assad. Sứ mệnh then chốt của nhóm này hiện này là kéo dài cuộc chiến tranh trên chiến trường Syria càng lâu càng tốt nhằm lôi kéo nước Nga và Syria chìm sâu trong cuộc nội chiến như mô hình Afganistan.
Do đó, cuộc tấn công trên chiến trường Hama quyết định sự sống còn của lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến, nếu các tổ chức này thất bại, có thể cánh cửa viện trợ và cung cấp vũ khí trang bị từ các nước láng giềng sẽ đóng lại vĩnh viễn.
NT