Điều này được ghi nhận trong niên giám "Sách xanh về ngoại giao", do người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida giới thiệu tại phiên họp nội các ngày 7 tháng Tư vừa qua. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản sử dụng cách diễn đạt như vậy, tuy trên thực tế trước đó các quan chức Nhật Bản đã từng phát ngôn những lời xin lỗi. Xin nhắc lại rằng, năm 1995, trong ngày kỷ niệm lần thứ 50 Nhật Bản đầu hàng, Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Tomiichi Murayama đã bày tỏ sự hối hận về hành động của đất nước ông trong chiến tranh. Đến 10 năm sau, vào dịp kỷ niệm 60 năm nước Nhật thua trận, Thủ tướng Koizumi Junichiro cũng xin lỗi về sự xâm lược. Phó giáo sư Trường Kinh tế cao cấp Andrei Fesyun bình luận về vấn đề này như sau:
"Trước khi công bố "Sách Xanh", tại Nhật Bản đã diễn ra một cuộc tranh luận lớn về việc liệu thủ tướng đương nhiệm có lặp lại “lời xin lỗi Murayama" hay là sẽ phát biểu với cách diễn đạt nhẹ nhàng hơn. Hồi đó, năm 1995, những người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản đã cáo buộc Murayama, theo ý kiến của họ, ông ta đã "nhu nhược". Trong khi đó, cánh cực tả lại cho rằng nên “từ bỏ quá khứ." Họ nói rằng Nhật Bản không phải là thủ phạm mà là nạn nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai. Nói chung, lý thuyết về nạn nhân do những người dân tộc cánh hữu Nhật Bản nêu lên, đề cập đến các vụ Tokyo bị không kích và đánh bom nguyên tử. Họ nói rằng tòa án Tokyo đã xét xử và trừng phạt một số tội phạm chiến tranh. Trên thực tế Nhật Bản đã phải trả khoản tiền rất lớn bồi thường thiệt hại cho một số nước châu Á. Tuy nhiên, cách diễn đạt này mới chỉ là một "quả bóng thử nghiệm" trước khi Thủ tướng phát biểu vào tháng Chín, trong dịp kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc cuộc chiến ở khu vực Thái Bình Dương. Bản thân Sách Xanh ngoại giao là một tài liệu vô danh, thể hiện cái nhìn chung của bộ ngoại giao Nhật Bản về tình hình. Bài phát biểu của ông Abe sẽ trung thực đến đây, đó vẫn là câu hỏi để ngỏ…"
Từ khi nhận chức vào năm 2012, ông Shinzo Abe chưa bao giờ xin lỗi việc Nhật Bản gây hấn với láng giềng châu Á. Nhưng trong những chương trình truyền hình, ông thừa nhận rằng trong bài phát biểu của mình vào dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới II “sẽ không sử dụng ngôn ngữ của ông Murayama." Theo ông Abe, trong các cụm từ thông thường về "sự thống trị thực dân", "xâm lược", "tự phân tích sâu sắc"… ông sẽ chỉ giữ lại một từ cần thiết là "tự phân tích sâu sắc"… mà thôi. Thủ tướng nói thêm rằng trong bài phát biểu của mình, ông không thể nhắm mắt làm theo truyền thống, mà sẽ nhấn mạnh sự đóng góp của Nhật Bản sau chiến tranh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Theo ông Andrei Fesyun, cho dù các quan chức Nhật Bản có phát ngôn những lời xin lỗi nào đi chăng nữa, điều đó cùng không thể ổn định mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng. Bởi vì bản thân những quốc gia này — Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, và thậm chí ngay cả các lực lượng và các nhóm chính trị tại các quốc gia này bất cứ khi nào cũng sử dụng lịch sử cho mục đích riêng của họ.
Ngoài điều khoản này, "Sách Xanh" đánh giá cao ý nghĩa liên minh quân sự Nhật Bản và Mỹ, được gọi là "nền tảng của chính sách ngoại giao và chính sách an ninh của Nhật Bản." Thời thế buộc Nhật Bản phải thay đổi – ông Andrey Fesyun cho biết:
"Nhật Bản hiện nay đang ở trong tình huống không thể cãi nhau với các nước láng giềng. Trong thực tế, Nhật Bản đang đứng trên con đường độc lập khỏi Mỹ. Và chúng ta là những chứng nhân của thời đại, tất nhiên, sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng đây là kỷ nguyên sụp đổ của đế quốc Mỹ. Rõ ràng là Hoa Kỳ không còn khả năng để kiểm soát tình hình ở phương Tây và đồng thời kiểm soát phương Đông. Tiềm năng của Mỹ không thể đồng thời đủ cho Bắc Phi, Trung Đông, khủng hoảng Ukraine, và đặc biệt vùng Viễn Đông. Trong những ngày này, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đến Nhật Bản và Hàn Quốc để thuyết phục các đồng minh trang bị vũ khí một cách nghiêm túc. Và Nhật Bản đã chuyển theo hướng này: đã tăng đáng kể ngân sách quân sự của mình, hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng, có thể là trong năm nay sẽ thay đổi điều khoản thứ chín của Hiến pháp, và Nhật Bản sẽ có quân đội chính quy…"
Tất nhiên, những thay đổi này không khiến cho các nước láng giềng của Nhật Bản hài lòng, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc. Họ cáo buộc Tokyo phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, xét lại lịch sử, trong khi các nước này không thể phủ nhận là cũng đang phát triển tiềm năng quân sự của mình. 70 năm sau chiến tranh, các quốc gia châu Á này đã đứng lên trên đôi chân của mình, đã thiết lập được với nhau các mối quan hệ kinh tế cùng có lợi. Trên thực tế vốn tư bản và con người có thể tự do lưu thông, nhưng không thể giảm mức độ căng thẳng, vẫn đưa ra những lời lăng mạ buộc tội lẫn nhau vì lý do lịch sử. Hay đúng hơn, họ không thực sự muốn làm điều đó.
Theo: QPAN