Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã tiêm loại vaccine nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ở các quốc gia do các vấn đề vaccine chậm được cung cấp, tính hiệu quả và tác dụng phụ của vaccine nên người dân cũng nghi ngờ, do dự và có tâm lý lựa chọn vaccine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden là một trong những nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine COVID-19 (Ảnh: AP).
Tổng thống Mỹ Joe Biden là một trong những nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm vaccine COVID-19 (Ảnh: AP).

Trong bối cảnh đó, vai trò gương mẫu đi đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia càng được đề cao và phát huy tác dụng. Vấn đề được nhiều người quan tâm là các nhà lãnh đạo đã lựa chọn tiêm vaccine loại gì?

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiêm Pfizer

Vào ngày 11/1, Tổng thống Joe Biden đã công khai tiêm liều thứ hai vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Christiana ở bang Delaware. Vào thời điểm đó, ông Biden, đeo khẩu trang màu đen, nói với các phóng viên sau khi tiêm: "Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tôi là thúc đẩy mọi người đi tiêm phòng càng sớm càng tốt, giống như tôi đã làm ngày hôm nay".

Vào ngày 21/12/2020, cũng tại bệnh viện Christiana, ông Biden đã công khai tiêm liều đầu tiên của vaccine COVID-19. Cả hai liều ông Joe Biden đã tiêm đều là vaccine Pfizer/Biontech.

Tổng thống Nga Putin hoàn thành 2 mũi tiêm (Ảnh: Hk01).

Tổng thống Nga Putin hoàn thành 2 mũi tiêm (Ảnh: Hk01).

Tổng thống Nga Putin tiêm vaccine nội

Truyền thông Nga ngày 14/4 thông báo, Tổng thống Vladimir Putin đã hoàn thành tiêm liều thứ hai của vaccine COVID-19 ba tuần sau khi tiêm liều đầu tiên.

"Mười phút trước, tôi đã được tiêm vaccine. Như các bạn có thể thấy, mọi thứ đều bình thường, không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tôi hoàn toàn không có cảm giác mình đã được tiêm phòng", ông Putin nói. “Các bác sĩ nói rằng sau khi liều tiêm mũi đầu tiên cơ thể đã sinh ra kháng thể tốt mà không có tác dụng phụ nào, và tôi hy vọng điều đó cũng sẽ không xảy ra sau mũi thứ hai”.

Tổng thống V.Putin đã tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên do Nga tự sản xuất vào ngày 23/3 mà không tiết lộ địa điểm tiêm chủng cho truyền thông và công chúng biết. Ông Putin cũng không tiết lộ công khai ông đã được tiêm loại vaccine nào. Hiện nay có ba loại vaccine COVID-19 do Nga sản xuất đã được đăng ký.

Sau khi ông Putin tiêm vaccine, số lượng công dân thủ đô Moscow sẵn sàng đi tiêm vaccine đã tăng lên nhanh chóng.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm vaccine AstraZeneca (Ảnh: Reuters).

Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm vaccine AstraZeneca (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giấu tên vaccine

Hôm 31/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo vợ chồng ông đã được tiêm chủng vaccine COVID-19.

Cùng ngày, ông Macron cho biết, giống như 25 triệu người Pháp, ông và vợ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ông khuyến khích công chúng hãy chủ động đăng kí lịch tiêm chủng để bảo vệ chính mình và những người khác. Tuy nhiên, Emmanuel Macron không tiết lộ tên loại vaccine nào ông đã tiêm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm Astra Zeneca

Vào ngày 3/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tiêm liều thứ hai là vaccine AstraZeneca tại Viện Francis Crick ở London. Liều vaccine đầu tiên ông tiêm cũng là AstraZeneca.

Bà Angela Merkel tiêm vaccine AstraZeneca liều một, liều hai tiêm Moderna (Ảnh: Deutsche Welle ).

Bà Angela Merkel tiêm vaccine AstraZeneca liều một, liều hai tiêm Moderna (Ảnh: Deutsche Welle ).

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiêm Astra Zeneca

Thủ tướng Angela Merkel đã tiêm liều đầu tiên là vaccine AstraZeneca và thông báo cho công chúng thấy bà đã tiêm vaccine qua Twitter. Bà cũng nhấn mạnh rằng vaccine là chìa khóa để đánh bại dịch bệnh.

Ngày 22/6, người phát ngôn của Chính phủ Liên bang Đức cho biết bà Angela Merkel đã hoàn thành mũi tiêm chủng thứ hai cách đây vài ngày. Theo báo chí, mũi tiêm thứ hai của Thủ tướng Merkel là loại vaccine Moderna. Người phát ngôn chính phủ Đức không giải thích lý do tại sao bà Merkel sử dụng hai loại vaccine khác nhau.

Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga tiêm Pfizer

Vào ngày 16/3, Thủ tướng Yoshihide Suga đã tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Y tế Quốc tế Quốc gia ở Shinjuku, Tokyo. Sáng 6/4, ông Suga đã đến nơi này để tiêm mũi thứ hai. Cả hai mũi mà Thủ tướng Yoshihide Suga đã tiêm đều là vaccine Pfizer.

Thủ tướng Nhật Suga tiêm vaccine Pfizer (Ảnh: Kyodo).

Thủ tướng Nhật Suga tiêm vaccine Pfizer (Ảnh: Kyodo).

Thủ tướng Italia cũng "chơi hỗn hợp"

Ngày 22/6, người phát ngôn của Thủ tướng Italy 73 tuổi Mario Draghi cho biết, trước đó thủ tướng đã được tiêm mũi đầu tiên là vaccine AstraZeneca, nhưng khi tiêm liều thứ hai ông đã chuyển sang sử dụng vaccine Pfizer.

Các nguyên thủ ASEAN tiêm vaccine gì?

Vào cuối tháng 1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã dẫn đầu một số quan chức hoàn thành tiêm liều vaccine Sinovac thứ hai của Trung Quốc trên truyền hình. Ở các nước Đông Nam Á khác, Thủ tướng Thái Lan Prayud tiêm vaccine Astra Zeneca, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đều tiêm vaccine Pfizer.

Lãnh đạo Hồng Kông , Serbi và Pakistan tiêm vaccine Trung Quốc

Cuối tháng 2, Giám đốc điều hành Hong Kong, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đã dẫn đầu các quan chức chính quyền tiêm vaccine Sinovac phát trên truyền hình để khuyến khích người dân Hong Kong tiêm vắc xin Trung Quốc. Serbia là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phê duyệt vaccine của Sinopharm. Tổng thống Aleksandar Vucic đã đi đầu trong việc tiêm vaccine này vào tháng 4.

Tổng thống Argentina Fernandez tiêm vaccine Sputnik VND (Ảnh: AP).

Tổng thống Argentina Fernandez tiêm vaccine Sputnik VND (Ảnh: AP).

Tuy nhiên, Tổng thống Pakistan Arif Alvi vẫn được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 sau khi tiêm liều vaccine Sinopharm đầu tiên vào tháng 3/2021. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặc biệt gửi điện chia buồn và chúc ông mau chóng bình phục.

Thủ tướng Ấn Độ Modi tiêm vaccine nội

Ấn Độ, nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, đã khởi động chương trình tiêm chủng mở rộng COVID-19 vào ngày 1/3, nhắm mục tiêu đến những người trên 60 tuổi và những người trên 45 tuổi có nguy cơ cao. Thủ tướng Ấn Độ 70 tuổi Narendra Modi đã đi đầu làm gương tiêm phòng bằng vaccine nội địa Covaxin do Công ty Công nghệ sinh học Bharat của Ấn Độ nghiên cứu phát triển.

Tổng thống Argentina vẫn nhiễm bệnh hai tháng sau khi tiêm Sputnik V

Tổng thống Argentina Fernandez hồi tháng 2 thông báo rằng ông đã hoàn thành việc tiêm hai liều vaccine Sputnik VND của Nga. Ông không ngờ hai tháng sau khi tiêm phòng mình vẫn bị nhiễm COVID-19.

Thủ tướng Ấn Độ Modi tiêm vaccine Covaxin do Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển (Ảnh: AP).

Thủ tướng Ấn Độ Modi tiêm vaccine Covaxin do Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển (Ảnh: AP).

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tiêm vaccine Astra Zeneca

Vào ngày 23/3, Tổng thống Hàn Quốc ông Moon Jae-in, 68 tuổi và phu nhân đã đến Trung tâm Y tế quận Jongno, Seoul để tiêm vaccine Astra Zeneca của Anh. Khi những lo ngại về an toàn đối với vaccine Astra Zeneca đang bùng phát, động thái của ông Moon Jae-in đã làm dịu và xua tan những nghi ngờ của xã hội Hàn Quốc về việc tiêm vaccine này.

Hàn Quốc thông báo một trường hợp tử vong do tiêm Astra Zeneca nhưng cơ quan chức năng không dừng việc tiêm vaccine này với lý do kết quả điều tra cho thấy việc đông máu của người tử vong không liên quan trực tiếp đến vắc xin này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giấu kín mọi thông tin

Cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn chưa tiết lộ về tình hình tiêm chủng của mình cho công chúng biết. Chưa có thông tin gì về việc ông Tập đã tiêm hay chưa và nếu đã tiêm thì sử dụng loại vaccine nào.

(Theo Dwnews, Ctee).